tham nhũng, hống hách, tàn ác, và đàng khác đã là một nguyên nhân đưa
tới việc chống đối chữ quốc ngữ như sẽ nói dưới đây.
Song song với việc mở trường thông ngôn đào tạo tầng lớp trung gian
tay sai là mối bận tâm tìm ra một chữ viết làm phương tiện giao dịch giữa
người Pháp và người bản xứ để cho dân chúng hiểu được những chỉ thị,
mệnh lệnh thông cáo của nhà cầm quyền và hơn nữa hiểu được những
chính sách đường lối cai trị nhà cầm quyền đề ra.
Không thể dùng tiếng Pháp, chữ Pháp vì hiển nhiên người bản xứ
chưa ai biết, không thể dùng chữ nho, chữ nôm, vì đó là thứ chữ chỉ thông
dụng cho một thiểu số, rất khó học và nhất là vì thứ chữ của lớp người phản
kháng, tiêu biểu cho sự chống Pháp.
Vấn đề đặt ra cho thực dân cai trị như đã đặt ra cho giáo sĩ thừa sai
làm sao truyền đạo cho đông đảo dân chúng không biết những tiếng Âu
châu cũng không thông thạo chữ nho ; các thừa sai đã sáng chế ra chữ viết
ghi âm bằng chữ cái La-tinh dùng vào việc truyền đạo.
Thực dân không còn cách nào hơn là cũng lấy thứ chữ ghi theo chữ
cái La-tinh đó làm phương tiện giao dịch tuyên truyền. Thứ chữ giản dị, chỉ
cần ít cố gắng và thời gian là có thể đọc viết được, đã được thực dân coi
như một công cụ tốt, thuận tiện để thực hiện ba mục tiêu giao dịch tuyên
truyền, cô lập như một viên chức cao cấp thực dân Paulin Vial, Giám đốc
Nội vụ Súy Phủ Nam Kỳ đã ghi nhận trong một thư gởi cho Quan bố Sài-
gòn ngày 15.1.1886 :
« Ngay từ những ngày đầu, người ta đã nhìn nhận chữ nho là một
hàng rào thêm nữa ngăn cách chúng ta với người bản xứ ; việc dạy bằng
chữ nho hoàn toàn vượt khỏi tầm kiểm soát của chúng ta ; thứ chữ đó thật
rất khó truyền đạt được cho dân chúng những khái niệm mà họ cần biết
trong hoàn cảnh chính trị và thương mại mới của họ. Do đó, chúng ta bó
buộc phải theo những truyền thống của nền học chánh của chúng ta, đó là
nền học duy nhất làm cho chúng ta gần người An-nam ở thuộc địa bằng