mọi bang giao Việt Pháp thời bây giờ. Thế cũng đã chứng tỏ sự say mê thi
ca và kính trọng một tâm hồn cao thượng không hề phân biệt màu da và
biên giới ».
Ngay dù có nhận những Aubaret, Janneau, Ponchon thích văn chương
Lục Vân Tiên đi nữa, thì ý định lợi dụng chính trị của thực dân cũng rất rõ
rệt trong việc suy tụng Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu. Ý định đó bộc
lộ trong chính những sự việc, bản văn mà những nhà phê bình biên khảo
văn học sử đã để lại và trích dẫn…
Lúc mới sang Việt Nam, đi đâu thực dân cũng nghe nói đến Lục Vân
Tiên nhất là trong các giới bình dân, như một tác phẩm truyền miệng rất
được dân chúng yêu thích vì nội dung đạo đức và lời thơ nôm na, dễ hiểu.
Người Pháp không thể không chú ý đến Lục Vân Tiên khi họ đang cần
biết hai điều : tìm hiểu phong tục, tập quán, đạo giáo và tiếng nói của người
bản xứ.
Theo một báo cáo của Tổng Trưởng Hải ngoại gởi Tổng Thống Cộng
Hòa về việc thành lập một ngạch cai trị dân sự
những quan cai trị người
Pháp phải học nói, viết tiếng An-nam, thông thạo luật lệ phong tục An-nam
như một điều kiện tuyển dụng : « Đàng khác nếu việc chu toàn sứ mệnh
khai hóa văn minh mà nước Pháp muốn thực hiện ở các dân tộc vùng này,
việc đồng hóa mà nước Pháp phải theo đuổi, đòi hỏi những người được
chọn để cai trị dân bản xứ phải có một trình độ học vấn vừa rộng vừa
chuyên biệt, bao quát luật lệ Pháp và toàn bộ luật lệ phong tục Nam kỳ, thì
ngày nay phải đòi hỏi những viên chức thay mặt nhà cầm quyền Pháp bên
cạnh dân bản xứ biết tiếng An-nam » (văn thư ngày 10.2.1873).
Nếu người Pháp phải am hiểu phong tục, luật lệ, phải biết tiếng An-
nam mới được làm quan cai trị, không còn lạ gì họ phải chú ý đến Lục Vân
Tiên là một truyện bình dân chứa đựng rất nhiều đặc điểm cá tính địa
phương và viết bằng một thứ tiếng nói bình dân.
Do đó, trước hết, họ cần dịch Lục Vân Tiên ra Pháp văn để giúp đồng
bào của họ am hiểu phong tục bản xứ và học tiếng Việt như Aubaret người