đã dịch Lục Vân Tiên đầu tiên ra Pháp văn (1884) đã nói rõ trong lời tựa : «
Chúng tôi nhận ra rất rõ, trong truyện những đặc tính chính của một quốc
gia mà chúng tôi đã chung sống lâu năm. Nếu có những chú thích, thật dễ
dàng phác-họa một lịch sử đích thực đời sống xã hội ở Nam Kỳ như ta đã
thấy ngày nay ».
Lục Vân Tiên không những chỉ có ích cho việc phục vụ các quan cai-
trị người Pháp mà còn ích lợi cho việc phục vụ mục tiêu xâm lược tinh thần
người bản xứ. Nếu thực dân đã coi chữ quốc ngữ như là phương tiện giao
dịch, tuyên truyền, cô lập và cưỡng bách dùng chữ quốc ngữ trong Hành
chánh, Học chánh, Báo chí, thì Lục Vân Tiên xuất hiện đúng lúc như một
dịp may hiếm có để truyền bá thứ chữ quốc ngữ đó bằng cách lợi dụng lòng
ái mộ rộng rãi phổ biến của dân chúng đối với Lục Vân Tiên. Trong viễn
tượng đó, đích thân Thống-đốc Nam-kỳ, Đề-đốc Dupré ra lệnh cho Janneau
dịch Lục-Vân-Tiên bản Nôm ra chữ quốc ngữ và in ở Paris với tiền tài trợ
của nhà nước (1873). Lục Vân Tiên bị Tây cưỡng đoạt và biến thành một
công cụ tuyên truyền của Thực dân, vì họ chẳng hỏi gì cũng chẳng xin phép
tác giả cho dịch, in, nhất là dịch ra những chữ Pháp, quốc ngữ, mà tác giả
thù ghét. Tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu không thấy nói gì đến phản ứng của
Cụ trước việc thực dân cưỡng đoạt Lục Vân Tiên.
Những ông quan thực dân kiêm học giả rêu rao ái mộ văn chương,
muốn làm việc chú thích khoa học, phục hồi nguyên bản, nhưng lại không
tôn trọng gì hết tác quyền, một tôn trọng xuất phát từ nền văn minh coi
quyền tư hữu là linh thiêng. Hành động đó chỉ có thể hiểu là hành động của
những kẻ xâm lăng, đã cướp cả nước người ta, mà không đặt chuyện tôn
trọng chủ quyền, sá gì một tác phẩm của người dân mất nước.
Những bản dịch ra quốc ngữ của Janneau in ở bên Pháp không được
phổ biến rộng rãi và quá đắt nên có những ông Tây như Pillet kêu gọi Hội
đồng Thuộc địa bỏ tiền ra in một bản khác chính thức và hoàn toàn hơn.
Một ông Tây khác, chủ hiệu sách, thấy việc in Lục Vân Tiên có lời, nên
cũng viết thư xin Hội đồng Thuộc địa trợ cấp tiền để in một bản mới, giá
bán thật rẻ vì « quyển Lục Vân Tiên, một trong những truyện thơ được