tới những ý tưởng đã làm cho nước quí ông được cao sang vinh-hiển. Với
lòng kính cẩn sâu xa, chúng tôi là những người tôi tớ của quí ông.
Một nhóm thân hào An-Nam
(Báo Le Saigonnais, organe des intérêts
politiques Commerciaux et agricoles de
la Cochinchine – thứ năm 10.12.1885)
3. NHỮNG KHÓ KHĂN KHÁC
Việc truyền bá chữ quốc ngữ không phải chỉ gặp những chống đối mà
còn vấp phải những trở ngại do chính quan niệm thiển cận của thực dân về
chữ quốc ngữ.
Như trên đã nói (xem phần I) thực dân coi tiếng Việt, chữ quốc ngữ
(tiếng An-nam ghi bằng mẫu La-tinh) chỉ là một tiếng bình dân, không phải
tiếng của văn học nên khi cưỡng bách việc dùng chữ quốc ngữ, họ chỉ
nhằm làm sao cho dân chúng đọc hiểu những thông cáo nghị định, thông tư
của nhà cầm quyền. Do đó chương trình học ở trường chỗ nào cũng chỉ dạy
đọc và viết chữ quốc ngữ, bốn phép tính cộng trừ nhân chia mà không bao
giờ có áp dụng cụ thể
không dạy văn chương luân lý gì cả.
Kết quả là nhà trường chỉ đào tạo những đứa trẻ biết đọc các thông tư
nghị định, công văn đăng trong Gia-Định báo, nghĩa là chỉ học chữ, mà
không học nghĩa, do đó vẫn là vô học vì biết đọc biết viết để làm gì, nếu
không hiểu điều học, viết, nghĩa là không có kiến thức gì về luân thường
đạo lý. Mà không có kiến thức về luân thường đạo lý, làm sao có cơ sở,
tinh thần tuân giữ luật lệ, tôn trọng nhà nước, người cầm-quyền hoặc làm
sao có thể làm quan cai trị dân, dạy tôn trọng luật lệ nhà nước.
Nhưng kiến thức về luân thường đạo lý chỉ có trong các sách bằng chữ
nho là thứ chữ mà thực dân muốn tiêu diệt vì nó đưa vào ý thức về đạo lý
dân tộc.