CHỮ, VĂN QUỐC NGỮ THỜI KỲ ĐẦU PHÁP THUỘC - Trang 73

« Không có gì tế nhị hơn là sự thay đổi những phong tục, tôn giáo,

luật lệ một dân tộc, đó là việc của thời gian. Phải để cho những ý tưởng
mới thấm dần dần vào các thế hệ tiếp nối. Muốn áp đặt những thay-đổi như
thế bằng quyền hành luôn luôn bao giờ cũng là xấu và phản chính trị. Luật
Pháp An-nam, dựa theo Trung quốc, tuy có nhiều điều không hoàn toàn
nhưng không phải là một công trình man rợ hay đáng khinh, vì nó dựa trên
những nguyên tắc công chính không thể chối cãi được. Từ lâu nó vẫn được
áp dụng và dân chúng hiểu biết nó và không muốn thay đổi. Người ta có
thể cải thiện những chi tiết bằng cách kiên nhẫn chờ đợi một dịp thay đổi
mới lúc thuận tiện. Muốn cải tổ toàn thể pháp luật như một số nhà luật say
mê « Luật La Mã và Napoléon » chủ trương là làm cách mạng, là muốn
gây xáo trộn sâu xa xứ nầy và đẩy họ đến chỗ làm loạn
».

44

Chúng tôi tìm thấy một báo cáo của những quan Tây thông minh nhất

thời đó trong Ủy ban học chánh gửi Đề đốc Dupré – Thống đốc Nam kỳ
vào năm 1873, nhận định về những nguyên nhân bế tắc trong chính sách
dùng chữ Quốc ngữ ở trường học và đề nghị những biện pháp cải thiện. Ủy
ban học chánh nầy do Dupré thiết lập nhằm những mục đích trên.

45

Trong phúc trình của Luro – Giám đốc trường Hậu Bổ, người được coi

như am hiểu hơn cả những vấn đề Nam kỳ, Luro nhận định những tiến bộ
về trường học chỉ là bề ngoài, việc áp dụng chữ quốc ngữ không có kết quả
vì không bắt rễ từ dân chúng : « Từ mười năm nay, chúng ta dạy cho người
An-nam viết tiếng nôm na của họ bằng một phương pháp đơn sơ hợp lý,
hay hơn rất nhiều lối diễn tả tượng hình do họ sáng chế ra và dựa vào việc
kết đôi những ký hiệu tượng hình với những ngữ âm của tiếng Quan thoại.
Mặc dầu phương pháp của chúng ta hay và đơn sơ hơn một cách không thể
chối cải được, tôi lấy làm tiếc mà nhận rằng chữ viết bằng mẫu tự La-tinh
không bắt rễ trong dân chúng. Có lẽ tôi nhầm, nhưng tôi hiểu rõ nguyên
nhân tại sao việc tuyên truyền của chúng ta bị thất bại. Hình như chỉ các
Thừa sai thành công và tôi sẽ trình bày những lý do sau đây
».

Tiếp đó, Luro trình bày tình hình nhà trường trước khi người Pháp

đến. Theo Luro, tỉnh nào cũng có Đốc học và huấn đạo ở mỗi quận, các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.