CHỮ, VĂN QUỐC NGỮ THỜI KỲ ĐẦU PHÁP THUỘC - Trang 92

hóa giáo dục. Chỉ có những người Việt yêu nước thực tâm muốn phát triển
văn hóa giáo dục và vì thực dân chủ trương ngu dân, nên không thể cho
phép những người, những tổ chức cách mạng làm văn hóa giáo dục thực sự.
Những phong trào như Đông Kinh Nghĩa Thục truyền bá chữ quốc ngữ đã
bị thực dân cấm đoán, giải tán, hoặc làm khó dễ.

Trong thời Pháp thuộc, nếu có lúc nào thực dân và tay sai văn hóa cổ

võ chữ quốc ngữ, đề cao bảo vệ truyền thống dân tộc, thì đó chỉ là những
chiêu bài được tung ra trong những thời kỳ áp dụng đường lối bảo hộ. Còn
về căn bản, tiếng Việt, chữ quốc ngữ, thực ra luôn luôn bị khinh bỉ, không
phải là tiếng nói, chữ viết của thăng tiến xã hội, vì muốn tiến thân, được
trọng dụng phải biết tiếng Pháp, tiếng của kẻ thống trị. Ngoài xã hội cũng
như ở trường học thời Pháp thuộc, môn việt văn có một địa vị như thế nào
trong chương trình học, thiết tưởng ai cũng đã rõ rồi. Trước thời Pháp
thuộc, số người thông thạo chữ Hán, chữ nôm không phải là ít. Sau khi
thiết lập chế độ thuộc địa, thực dân bãi bỏ việc học chữ nho, lúc đầu cưỡng
bách học chữ quốc ngữ, về sau bỏ nửa chừng vì sự chống đối, do đó số
người không biết cả chữ nho lẫn chữ quốc ngữ, nghĩa là mù chữ tăng hơn
thời trước khi bị đô hộ. Đó là tiến bộ hay ngu dân ? Còn trường học, những
thống kê chính thức của chính quyền thực dân dưới đây cho thấy sự tiến bộ
chậm chạp đến thế nào :

Niên khóa 1938-1939 :

- Trung học : 400 học sinh
- Cao Đẳng tiểu học : 4.552 học sinh
- Tiểu học : 57.412 học sinh
- Sơ học : 352.565 học sinh

Tổng cộng là 414.929 với 547 học sinh theo hệ thống học chính Pháp.

- Đại học Hà nội : 1.047 sinh viên (Luật 338, Y khoa 376, Mỹ Thuật

333).

Niên giám thống kê 1937-1938, Tỷ lệ là :

- 0,8% bậc sơ học

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.