- 0,25% Cao đẳng tiểu học
- 0,005% Trung học
Nghĩa là cứ 10 vạn dân mới có 25 học sinh Cao đẳng, tiểu học và 5
học sinh trung học.
Số học sinh được đi du học sang Pháp (niên khóa 1941-1942) : 52
người.
Về sách báo, nhìn thoáng qua có vẻ nhiều tuy không có những thống
kê chính xác về số lượng xuất bản, nhưng phỏng đoán cũng thấy tình trạng
sách báo thời Pháp thuộc không thể coi là tiến bộ nếu đối chiếu với những
nhu cầu của đông đảo dân chúng. Sách báo in ra chỉ phổ biến trong một
giới nhỏ bé, giới được ăn học ở các đô thị, trong khi đông đảo dân chúng
trong các tầng lớp khác ở đô thị và nông thôn không hề được biết tới những
sinh hoạt văn hóa, văn học. Thử hỏi một người công nhân, một người nông
dân, Xuân Diệu là ai ? Nhất Linh là ai ? chắc chắn họ không bao giờ nghe
biết tới. Tam Lang viết một phóng sự về người kéo xe tay, như một người ở
tầng lớp khác nói về họ, không phải cho họ mà cho tầng lớp của tác giả
đọc. Còn họ, đối tượng được mô tả, không biết Tam Lang là ai cũng chẳng
biết có người nói về kiếp sống của họ. Nói tóm lại, trong thời Pháp thuộc,
đa số dân chúng bị gạt ra ngoài những sinh hoạt văn hóa, văn học.
Nhưng khi vừa giành lại được chủ quyền, độc lập chúng ta đã đặt tiếng
Việt, chữ quốc ngữ vào địa vị xứng đáng của nó : làm chuyển ngữ ở mọi
cấp học, kể cả ngành Đại học ; chỉ sau vài năm, thông qua tổ chức bình dân
học vụ, chúng ta đã thanh toán nạn mù chữ bằng những bước tiến gấp trăm
nghìn lần thời Pháp thuộc, và sau 20 năm, chúng ta đã mở bao Đại học có
bao sinh viên trên toàn quốc. Cho nên, điều kiện giải thoát, tiến bộ không
phải là phát huy tiếng nói, chữ viết, nhưng là tranh đấu chính trị. Một
chính trị (chính trị thực dân) đã ngăn chận, hạn chế, ngu dân, một tranh đấu
chính trị khác giải thoát, tạo điều kiện tiến bộ. Tương lai một dân tộc trong
hoàn cảnh mất nước tùy thuộc ở sự tranh đấu hay không để giành lại chủ
quyền, độc lập vì sự hay dở của một dân tộc về mọi phương diện (văn hóa,