Trong một bài biên khảo công phu về chữ quốc ngữ
ông Nguyễn
Văn Xuân đã nêu thắc mắc : « Tại sao chữ quốc ngữ, vào cái thời nước ta
chưa bị thực dân Pháp xâm lược, đặt ách thống trị đã không được để ý tới
bên ngoài cánh cửa của các nhà chung ? Nói cách khác, khi chúng ta còn
chủ quyền độc lập, nếu chữ quốc ngữ là thứ chữ tiện lợi, dễ học hơn chữ
nôm, chữ nho, tại sao nó không được trí thức đương thời tiếp thu chấp
nhận ? Có phải vì ác cảm với các vị thừa sai ? ».
Ông Nguyễn Văn Xuân cho rằng không phải vì có những lúc thừa sai
được tín nhiệm, trọng dụng trong dân chúng cũng như trong Triều đình !
nếu không có sự tín nhiệm và cảm phục, làm sao Vua Quan có thể đã ủy
thác cho thừa sai việc chữa bịnh là việc liên hệ mật thiết hơn cả đến sinh
mệnh ? Hoặc vì chữ quốc ngữ còn lạ mắt ? Theo ông Nguyễn Văn Xuân
cũng không phải vì trong suốt hàng mấy thế kỷ, sự giao thiệp, buôn bán đã
không còn làm cho người Việt Nam, nhất là thành phần trí thức lạ gì với
tiếng nói, chữ viết bằng mẫu tự La-tinh, vậy chỉ có một nguyên nhân giải
thích, theo Nguyễn Văn Xuân, là vào thời đó, lúc bắt đầu có những giao
thiệp với Tây phương, chữ nôm rất thịnh hành, được dùng trong các giấy tờ
không những ở cấp dưới mà cả ở cấp nguyên thủ nữa
. Trong hoàn cảnh
chữ nho, chữ nôm toàn thịnh như thế, chữ quốc ngữ do các cố đạo sáng chế
ra đã xuất hiện trước mặt trí thức đương thời như một thứ chữ dễ viết
nhưng không dễ hiểu vì nó là thứ chữ ghi âm mà không ghi ý như chữ nho,
chữ nôm. Rất nhiều tiếng thuần túy Việt hay Hán Việt có nhiều nghĩa.
Phiên âm mới chỉ viết ra, ghi lại tiếng nhưng chưa xác định rõ nghĩa của
tiếng. Tiếng giây ghi là giây hay dây, đọc lên không thể hiểu ngay có ý chỉ
sợi dây hay dây dưa trong khi chữ nho chữ nôm vì diễn ý nên viết ra có thể
hiểu ngay không lầm được.
Ngay từ thời kỳ đầu chữ quốc ngữ, các cố đạo, các học giả thực dân đã
nhận thấy chữ quốc ngữ chưa hợp lý, nên họ đã họp hội nghị, tranh luận
đưa ra những phương thức cải tiến, cải cách nhưng không áp dụng được.
Sau đó các học giả Việt Nam tiếp tục tranh luận. Thỉnh thoảng vấn đề cải
cách chữ quốc ngữ lại được nêu lên, tranh luận ồn ào một thời, nhiều ý