kiến, đề nghị được đưa ra, rốt cục vẫn chưa bao giờ áp dụng nổi bất cứ một
cải cách qui mô nào. Phải chăng vì chữ quốc ngữ có những khuyết điểm cơ
bản như chữ quốc ngữ chỉ ghi âm mà không diễn ý, nên không thể sửa chữa
gì được ? Có một điều chắc chắn là chữ quốc ngữ càng đi sâu vào lãnh vực
chuyên môn càng phải dùng nhiều từ Hán Việt, do đó càng trở thành khó
hiểu.
Một đoạn văn triết hay khoa học dùng đầy dẫy những từ Hán Việt, viết
bằng chữ quốc ngữ, ai cũng có thể đọc được, nhưng không hiểu gì cả. Nếu
đọc mà không hiểu thì cũng kể như không đọc được.
Nêu lên những khó khăn của chữ quốc ngữ để chứng tỏ chữ viết nào
cũng có những ưu điểm, khuyết điểm của nó và việc chữ quốc ngữ, do một
tất yếu lịch sử, đã bị áp đặt, cưỡng bách phải dùng, sau khi chữ nho bị cấm
đoán không phải là một may mắn tuyệt đối, nhất là không phải con đường
duy nhất hiện đại hóa dân tộc.
Trong một bài viết ca tụng công lao của De Rhodes, Maurice Durand
cũng đã cho người đọc thấy chữ quốc ngữ là con đường đưa tới văn minh :
« Vào thế kỷ XIX và XX, với sự chiếm đóng của người Pháp, các nhà cầm
quyền thuộc địa đã hiểu rằng việc phổ biến chữ quốc ngữ là phương thức
tốt nhất để đưa một cách nhanh chóng dân chúng tới trình độ những kiến
thức Tây phương, và cũng để ngăn chặn dân chúng khỏi chịu ảnh hưởng
của quan lại, sĩ phu nắm giữ chìa khóa của mọi kiến thức được viết bằng
chữ nho và chữ nôm. Chính nhờ chữ quốc ngữ mà dân Việt nam gắn bó với
chế độ thực dân Pháp, và do đó với Tây phương… Chính nhờ chữ quốc ngữ
mà khoa học Tây phương, tiến bộ kỹ nghệ và các khái niệm hiện đại nhất
trong tất các lãnh vực trí thức được truyền bá trong dân chúng Việt-Nam »
(Bulletin de la Sociétés des Études Indochinoises, T. XXVII, No 21, 1er
semestre, 1957, trg. 24).
Đúng là nhờ chữ quốc ngữ, những kiến thức khoa học, kỹ thuật, văn
hóa đã được truyền bá ở Việt nam, nhưng không phải chữ quốc ngữ là
phương tiện duy nhất để thực hiện mục tiêu trên, vì nếu Việt Nam không bị