“Tôi hỏi ông Shin liệu Chúa của ông ấy có hiểu thấu nỗi đau khổ của
những người kia không?”
“Chính tôi cũng muốn hỏi câu ấy, tôi cho đó là vì chúng ta là những kẻ
ngoại cuộc”.
“Ngoại cuộc?”
“Có nghĩa là những kẻ không có lòng tin. Nếu ông tin ở Chúa, ông đã
không hỏi câu ấy. Ông chỉ có thể hỏi ông đã phạm lỗi gì đối với Chúa để
phải chịu đau khổ. Thôi, tôi phải đi. Chúc Đại úy may mắn và hy vọng Đại
úy sớm trở lại đại học. Tôi chắc tôi không có dịp trở lại ngôi nhà này nữa.
Khi tôi từ Hán Thành về lại đây tôi sẽ làm việc trong bóng tối”.
“Tôi còn gặp lại Đại tá chứ?”
Ông cười: “Vâng, tôi sẽ có mặt tại buổi lễ truy điệu. Tôi sẽ phải ẩn mặt,
dĩ nhiên. Gì thế Đại úy? Đại úy có vẻ nghi ngờ, Đại úy không tin sẽ có lễ
truy điệu à?”.
Ông cười khi chúng tôi bắt tay nhau. Tôi chào ông rồi bước ra khỏi
phòng.
Thế là rốt cuộc “cái vụ nhỏ nhặt” này chấm dứt. Tôi hơi chua chát nghĩ
đến những biến cố vừa qua và nhận thấy tôi đã dấn mình vào một trò chơi
vặt khéo léo trong đó người đuổi và người bị đuổi đã khéo xây dựng một
vở kịch đầy tình tiết, âm mưu và phản lại âm mưu tất cả chỉ để cho thấy là
họ cùng đứng vào một phe. Tôi cảm thấy bị lường gạt. Trong cơn tức giận
tôi tự hứa sẽ không dính dáng gì đến họ nữa. Tuy thế tôi không thể không
nghĩ đến mục sư Shin. Tôi không thể quên được khuôn mặt u buồn của ông
cũng như việc ông không thốt ra một lời để đáp lại câu hỏi của tôi.
Mấy ngày kế đó tôi không gặp mục sư Shin, không gặp cả Park và Tuyên
úy Koh, chẳng phải vì tôi quá bận, nhưng vì cả ba lúc nào cũng đi từ nhà
thờ này qua nhà thờ khác. Mục sư Shin liên tiếp chủ tọa hàng chục buổi lễ
mà báo chí địa phương thuật lại tán tụng hết lời. Các báo nhấn mạnh đến
niềm hứng khởi và tầm quan trọng của những buổi lễ này; mỗi ngày con số
những người trở lại Kitô giáo được in trên báo cùng với những đoạn dài
trích ở những bài thuyết giáo của mục sư Shin. Bị Tuyên úy Koh thúc giục,