chúng ta trở thành người đồng cảnh ngộ với Rika, quên mất cô ấy chỉ là
nhân vật trong phim, mà xem cô ấy như một bản ngã khác của ta trên thế
gian.
"Chúng ta" cũng vậy. Tình yêu của Kỳ Thiện và Chu Toán nảy nở từ
thời niên thiếu, họ vốn xuất phát từ một gốc dây mây, nhưng mà mỗi người
lại tỏa đi mỗi hướng. Tình yêu của họ chưa hề trải qua sóng gió to lớn,
thiên tai nhân họa, nhưng không chịu nổi sức ép của sự trưởng thành, cũng
như chút tâm tự nhạy cảm yếu ớt về nỗi ràng buộc trong nội tâm họ. Thế
nên, hai mươi tám năm qua với họ chỉ là những mầm dây quật cường vươn
mãi, quấn từng vòng rối rắm trên gốc dây, không chịu bước đến tiếp cận đối
phương, thế nhưng trên thực tế lại càng lúc càng gần.
Đây là một tác phẩm với cốt truyện và bối cảnh rất điển hình, không
có hư cấu gay cấn, không có số mệnh phức tạp, chỉ có câu chuyện hai
người yêu nhau quen biết từ thời thiếu niên, cùng nhau trưởng thành, từ
"tôi" và "cậu" trở thành "chúng ta". Nhưng thật ra, những tác phẩm không
nhiều tình tiết đẩy mạnh cao trào này rất khó viết, thảo nào Tân Di Ổ tự
nhận mình viết tác phẩm này đến bạc tóc. Chúng ta đều biết, có một loại
"bánh kem cầu vồng", bề ngoài nó chỉ có một màu, nhưng sau khi cắt ra
mới phát hiện bên trong là từng lớp bánh xanh vàng lục lam tím, vừa rực rỡ
vừa tách bạch rõ ràng.
Điều ngạc nhiên "Chúng ta" mang đến chính là đây. Nếu bạn nghĩ chỉ
có hai người nói chuyện yêu đương có cái gì để xem thì sai lầm rồi. Nói
chuyện yêu đương quan trọng là chữ "nói" ấy, nếu cho bạn một đề văn viết
về tình yêu giữa hai người, hơn nữa còn là kiểu tình yêu trải qua "tám năm
kháng chiến" mới thành thân thuộc, thì chỉ cần nghĩ về nội dung sẽ nói với
nhau trong mỗi lần gặp mặt suốt quãng thời gian dài đằng đẵng ấy cũng đã
phát điên rồi. Trên phương diện này, Tân Di Ổ đã thể hiện cực kỳ xuất sắc.
Cảm xúc và tâm lý đối chọi của hai người không thua gì sự kịch tính của
các mâu thuẫn thường thấy trong tình tiết phim. Hơn nữa, nó còn miêu tả rõ