không bao giờ dám nhận lời. Binh bật tất cả các công tắc đèn trong nhà.
Sáng trưng như thanh thiên, bạch nhật, vậy mà cơn sợ vẫn níu nghẹt nhịp
thở. Rắn, kinh khủng thật, nỗi khiếp sợ càng tăng khi Binh chỉ có một
mình. Hoạt đi công tác từ sáng. Cô gọi điện về báo, đêm không ngủ nhà.
Hoạt là kế toán một công ty nên thường xuyên phải đi công cán. Đêm ấy
Binh thức trắng.
***
Sáng hôm sau, can đảm lắm, Binh mới dám he hé cửa để nhìn ra gốc
nhãn. Trống trơn một khoảng đất bằng lì. Hoá ra đêm qua con mèo không
chết. Chúng nó phủ nhau, quá sợ, nên Binh đã lú lẫn, không nhớ ra điều
này. Anh mở hẳn cửa lách ra, nhìn xăm soi một lượt cây nhãn. Cành lá bình
yên đu đưa, ú ớ về giống vật, nhất là rắn nhưng Binh thừa hiểu loại rắn hổ
mang kia không thể lấy cây nhãn còi này làm hang ổ được. Bỗng dưng
Binh đâm ngờ ngợ mình. Hay là hôm qua thần hồn nát thần tính, Binh nhìn
nhầm. Có thể lắm, lúc đó của đáng tội Binh có nốc vã hai ly rượu thuốc
thật. Chắc là nhầm. Chắc là ảo giác. Chứng bệnh khởi nguồn từ tính khí
hấp lìm, Binh vẫn vơ nhận về mình. Có lẽ thế! Song Binh vẫn kể lại chuyện
này ở cơ quan. Phòng Binh có ba người. Đó là phòng biên tập văn nghệ. Ở
ta, mấy trăm tờ báo từ Bắc chí Nam, dù không chuyên ngành, tờ nào cũng
dành đôi trang cho văn chương nghệ thuật. Bởi thế văn học nước nhà được
cứu sống một cách trực tiếp. Chứ không, mấy ông nhà văn, nói ngút ngát
đến tận mây xanh nhưng thử rời cây bút ra xem, ngắc là cái chắc. Thì ngần
kia đất dụng võ, chỉ cần chịu khó, cầy sâu, cuốc bẫm, sống tươm tất là đằng
khác. Binh là một trong số những người đó. Anh sống bằng ngòi bút. Tờ
báo của Binh không một tẻo teo liên quan gì đến công việc của anh vẫn
dành hẳn hai trang khổ lớn cho văn nghệ, tuần một kỳ, ung dung quá còn
gì.
Binh đến cơ quan có khí muộn, phờ phạc vì mất ngủ. Cô phóng viên
tập sự, cháu của ông Tổng biên tập, lo lắng hỏi:
- Chú ốm à?
- Đại loại thế.
Binh trả lời hờ hững. Thoạt đầu Binh muốn giấu nhẹm việc đêm trước,