CHUYẾN BAY FRANKFURT - Trang 5

chúng ta chỉ cần đặt một tấm gương trước nước Anh răm 1970, nghĩa là mỗi
sáng đọc trang đầu của tờ nhật báo của chúng ta trong một tháng, ghi chép,
rồi xem xét và phân loại.

Ngày nào cũng có một vụ án mạng, một cô gái bị bóp cổ, một bà già bị tấn
công và cướp mất số tiền ít ỏi bà ta đã dành dụm được, những ngôi nhà bị
chất nổ thiêu trụi hoặc phá hủy, ngày nào cùng có chuyện buôn lậu ma tuý,
những đứa trẻ bị lạc được tìm thấy, những người bị giết chỉ cách nhà họ vài
bước chân, những vụ trộm cắp và trấn lột.

Phải chăng tất cả những chuyện đó là nước Anh? Phải chăng nước Anh của
chúng ta lại đúng là như thế? Chúng ta biết rằng không phải, ít ra thì cũng
chưa phải. Nhưng nước Anh có thể như thế.

Thế là nỗi sợ xuất hiện - nỗi sợ những gì có thể xảy ra. Không phải vì những
sự việc xảy ra, mà vì những nguyên nhân nằm đằng sau chúng, một số chúng
ta biết, một số khác chúng ta chưa biết nhưng chúng ta cảm thấy khá rõ.

Tình trạng đó không chỉ riêng ở nước ta. Trong tờ nhật báo, chúng ta thấy cả
những tin tức ở châu Âu, châu Á, hay châu Mỹ. Chúng ta thấy những chuyện
máy bay rơi, cướp máy bay, chuyện bạo lực, nổi loạn, hằn thù, chuyện lộn
xộn vô chính phủ.

Tất cả những chuyện đó dẫn đến sự sùng bái phá phách, nỗi thích thú bạo lực.
Nhưng ý nghĩa sâu xa của chúng là gì?

Những lời thơ ra đời từ thời Nữ hoàng Elizabeth [4] lại văng vẳng bên tai
chúng ta.

Đó chỉ là câu chuyện

Do một anh hề kể ra

Đầy âm thanh và bạo lực

Không có ý nghĩa gì hết.

Tuy nhiên chúng ta biết trên thế giới có bao nhiêu điều tốt lành, bao nhiêu
việc làm cao thượng, nhân ái, từ thiện, vị tha. Trong khi đó, tại sao vẫn có cái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.