- Chắc chắn là đồng tiền đứng đằng sau tất cả các sức mạnh hiện đang hoành
hành và lan rộng trên khắp thế giới. Chúng ta cần tìm cho ra đồng tiền đó từ
đâu đến, của ai, rót cho ai, và nhằm mục đích gì. Đúng như ông Kleek vừa
trình bày, tôi khá am hiểu các vấn đề tài chính. Nhưng còn có vấn đề khác, đó
là định hướng. Thuật ngữ này hiện đang được sử dụng rộng rãi trong ngôn
ngữ hiện đại. Báo chí luôn nói đến định hướng, xu hướng. Còn có những
danh từ khác nữa, tuy không hoàn toàn đồng nghĩa nhưng là những từ ngữ họ
hàng.
Kleek nói tiếp:
- Hiện nay chúng ta thấy đã bộc lộ rõ xu hướng nổi loạn, phản kháng. Tuy
nhiên nếu nhìn lại lịch sử, chúng ta sẽ thấy phong trào nổi loạn, phản kháng
cứ sau một thời gian lại xuất hiện. Tình trạng đó kéo dài trong suốt lịch sử và
đều tuân theo một quy trình: xuất phát điểm là ý tưởng nổi loạn, tiếp đến việc
huy động các phương tiện nổi loạn và cuối cùng là các hình thái của hoạt
động nổi loạn. Quy trình đó không riêng của một quốc gia nào. Nếu cuộc nổi
loạn bùng lên tại một quốc gia nhất định, nó sẽ lan sang các quốc gia khác ở
mức độ mạnh hoặc yếu hơn. Có đúng như vậy không ạ?
Câu cuối cùng vừa rồi Kleek hướng về phía Huân tước Altamount.
- Anh trình bày như thế là rất rõ ràng, Kleek!
- Tôi xin nhắc lại. Đó là một quy trình bất biến và tôi nghĩ các vị sẽ nhận ra
ngay. Vào một thời đại trong lịch sử, chúng ta biết là đã diễn ra một phong
trào say mê tổ chức các cuộc Thập Tự Chinh [1]. Dường như toàn thế giới ao
ước được lên đường, đi chiếm lại Đất Thánh. Niềm khao khát này rất cụ thể
và là một thí dụ tuyệt vời về một phong trào được kích động có chủ định.
Nhưng trên thực tế, tại sao những con người đó lên đường? Tôi cho rằng đó
là lịch sử cần như vậy. Bao nhiêu thứ cùng hiệp lực để tạo nên cái phong trào
đó: lòng khao khát tự do, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, và cả một loạt
các thứ kèm theo. Điều đó đã kích thích các dân tộc tiến hành những cuộc di
dân sang các miền đất mới, lập ra các tôn giáo mới, thường cũng tàn bạo