- Vậy ngài làm xã trưởng để làm gì?
- Để làm mưa!
Sau đó khi thấy đám mây đã bay ra ngoài tầm bắn của mình rồi, ngài nghỉ
tay và chỉ lúc này ngài mới thực sự tiếp bà già.
- Bây giờ bà phải tìm một người có thế lực- Ngài nói - Người ấy sẽ tự tay
cho bà một tờ giấy bảo đảm đạo đức và tiết hạnh của bà. Thế bà có quen
biết ông nghị Ônêximô Xăngchết không?
Ngồi trên một chiếc ghế đẩu quá hẹp so với bộ mông rộng bè bè của mình
dưới trời nắng chang chang, bà già lộn tiết đáp cộc lốc:
- Tôi chỉ là mụ đàn bà cô đơn giữa hoang mạc mênh mông thôi!
Mắt phải nheo lại vì nóng, ngài xã trưởng đáp lời bà già:
- Thôi! Chớ có mà nằn nì thêm nữa! Đồ quỷ tha ma bắt.
Nhưng quỷ thần nào có bắt mụ đi cho cam! Bà già dựng một túp lều đối
diện với tu viện, rồi mụ ngồi trước cửa vẻ suy tư như một chiến binh đứng
gác nhìn chăm chăm vào thành phố đang bị vây. Bác phó nháy, vốn là
người hiểu được tâm can bà già đã thu xếp đồ nghề buộc lên gácbaga xe
đạp của mình. Bác chuẩn bị bỏ đi nơi khác. Chỉ khi này, bác mới nhìn thấy
bà già ngồi dưới trời nắng giữa trưa mắt đăm đăm nhìn vào tu viện.
- Nào thử xem ai sẽ là người phải bỏ cuộc trước, bọn họ hay là ta? - Mụ
nói.
- Bà nhầm rồi! Bọn họ từng ở đây ba trăm năm và hiện nay họ vẫn đàng
hoàng ở đấy. – Bác phó nháy nói – Thôi, tôi chuồn đây bà ạ!
- Anh đi đâu?
- Cũng liều nhắm mắt đưa chân! – Bác nói rồi dắt xe đi - Đường còn rộng
còn dài.
-Cũng chẳng rộng chẳng dài như anh tưởng đâu. Đồ mặt thớt.
Dù có hối hận, bà già vẫn không chịu ngoảnh mặt đi nơi khác. Mụ cứ nhìn
chăm chăm vào tu viện trong nhiều ngày với mặt trời thiêu đốt, trong nhiều
đêm mưa gió. Trong suốt thời gian ấy, mụ mong mỏi có người từ trong tu
viện bước ra mà chẳng có ma nào cả. Những người Anhđiêng làm thuê cho
mụ dựng tạm một túp lều lá cọ ở ngay cạnh. Trong khi họ ngủ say trên
võng, bà già lại thức rất khuya, cái đầu cứ ngọ nguậy trên thành chiếc ghế