CHUYỆN CŨ VIẾT LẠI - Trang 129

phỏng cuốn sách ra đời sớm, chắc Lão Tử không tránh khỏi họa sát thân,
giống như Thiếu Chính Mão ở nước Lỗ cùng thời với Khổng Tử”.

Thiếu Chính Mão là người nước Lỗ, có tư tưởng đối lập với Khổng

Tử, cũng mở lớp dạy học. Nhiều học trò của Khổng Tử bị học thuyết của
Thiếu Chính Mão lôi cuốn, nên bỏ Khổng theo Mão, chỉ có Nhan Hồi là
trước sau vẫn ở bên cạnh Khổng Tử.

Thiên “Khổng Tử thế gia” trong sách “Sử ký” chép: “Năm thứ 14 đời

Lỗ Định Công, Khổng Tử năm mươi sáu tuổi, rời chức Tư khấu, quyền giữ
chức Tướng quốc… bèn giết quan đại phu nước Lỗ làm rối loạn chính sự là
Thiếu Chính Mão”.

Có thuyết nói, Khổng Tử vì đố kỵ với Thiếu Chính Mão, nên mượn

chức quyền để trả thù riêng. Song giả thuyết này vẫn chưa có căn cứ xác
thực.

Chương Thái Viêm dựa theo sách “Trang Tử”, cho rằng Khổng Tử

buông lời uy hiếp Lão Tử, nên Lão Tử phải xuất quan. Tuy nhiên, nhiều
câu chuyện trong sách “Trang Tử” chỉ đơn thuần là hư cấu để chuyển tải
triết lý, không thể xem là sự thật lịch sử. Do đó, quan điểm của Chương
Thái Viêm có lẽ chỉ là suy đoán, sức thuyết phục không cao.

Trong bài “Quan của Xuất quan”, chính Lỗ Tấn đã nói: “Tôi cũng

hoàn toàn không tin đó là sự thật”.

-----

“Vì sao ạ?”, Canh Tang Sở giật nảy mình, cứ như là thấy sấm chớp

giữa trời quang.

“Khổng Khâu đã hiểu được ý ta. Ông ấy biết có thể nhìn thấu tâm tư

của bản thân, chỉ còn lại mình ta là buông lòng không đặng. Ta mà không
đi thì có hơi bất tiện…”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.