CHUYỆN CŨ VIẾT LẠI - Trang 135

“Cố thường vô dục dĩ quan kỳ diệu”, Lão Tử nói tiếp, “Thường hữu

dục dĩ quan kỳ khiếu. Thử lưỡng giả, đồng xuất nhi dị danh. Đồng, vị chi
huyền, huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn… (Cho nên, giữ lấy “vô”
để xét cái thể vi diệu, ôm lấy “hữu” để xét cái dụng vô biên. Hai điều đó
cùng từ đạo mà ra nhưng lại khác tên, đều là huyền diệu, huyền diệu rồi lại
thêm huyền diệu, đó là cửa ngõ của mọi biến hóa diệu kỳ)”.

Ai nấy đều lộ rõ vẻ mặt khổ sở, có vài người còn lúng túng hết chân

tay. Một tay mang thẻ há miệng ngáp dài, thư ký tiên sinh cũng trở nên gà
gật, “ồ” lên một tiếng, rồi thì dao, bút, trát gỗ đều rơi cả trên chiếu ngồi.

Tuy Lão Tử trơ người như chẳng biết gì hết, song dường như ông cũng

cảm nhận được, cho nên sau đó ông đã giảng giải chi tiết hơn một chút. Thế
nhưng ông lại không có răng, phát âm không rõ, nói giọng Thiểm Tây pha
lẫn âm Hồ Nam, “ư” và “cơ” không phân biệt được, lại hay nói “ờ…ờ” gì
đó, người nghe vẫn không hiểu. Thời gian càng kéo dài thì những người
đến nghe thuyết giảng càng cảm thấy vô cùng khổ não.

Để giữ thể diện, mọi người đành phải cố chịu đựng, nhưng cuối cùng

thì ai nấy đều ngả người soạt chân và chỉ nghĩ về việc riêng của mình thôi.
Mãi tới khi ông giảng đến “Thánh nhân chi đạo, vi nhi bất tranh” (Đạo của
thánh nhân, giúp người mà không tranh với ai) (1)và ngậm miệng lại rồi thì
cũng không ai động đậy. Lão Tử chờ một lát, bèn nói thêm một câu:

“Ờ…ờ, xong rồi!”.

-----

(1)Đoạn từ “Đạo khả đạo” tới “chúng diệu chi môn” là chương đầu

tiên trong sách “Lão Tử”. “Thánh nhân chi đạo, vi nhi bất tranh” là câu
cuối sách.

Mọi người cứ như mới thức tỉnh sau một giấc mộng dài. Tuy ngồi quá

lâu, hai chân đều tê rần, nhất thời không thể đứng lên được, nhưng trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.