CHUYỆN CŨ VIẾT LẠI - Trang 156

-----

(1)Thiên “Quý nghĩa” sách “Mặc Tử” có chép: Mặc Tử xuống nước

Sở phía Nam yết kiến Hiến Huệ Vương. Vua viện cớ mình già cả, sai Mục
Hạ ra tiếp, Mục Hạ nghe thuyết giảng thấy thích lắm, nhưng lại nói rằng:
“Lời của phu tử rất hay, nhưng vua chúng tôi là đại vương trong thiên hạ, e
rằng sẽ cho đó là hành động của tiện nhân mà không dùng chăng?”. Mặc
Tử đáp: “Chỉ xét việc nên làm hay không thôi. Ví như cây thuốc chỉ là một
gốc cỏ, nhưng thiên tử đâu có chê nó chỉ là một gốc cỏ mà không dùng để
chữa bệnh. Nông phu đong lúa nộp thuế cho bậc đại nhân, bậc đại nhân lấy
cất rượu, nấu xôi rồi cúng tế Thượng đế, quỷ thần. Thượng đế, quỷ thần
cũng đâu có chê là đồ của tiện nhân mà không hưởng?”.

Lúc chủ khách đang nói cười vui vẻ, cơm trưa cũng đã bày lên, cá,

thịt, rượu đều có hết. Mặc Tử không uống rượu, cũng không ăn cá, chỉ ăn
một ít thịt. Công Thâu Ban tự rót uống một mình, thấy vị khách không
đụng tới dao muỗng, trong lòng hơi áy náy, ông bèn khuyên Mặc Tử ăn ớt
cay:

“Mời, mời!”, ông chỉ vào tương ớt và bánh nướng to đùng, khẩn thiết

nói, “Ông nếm thử xem, cũng không tệ đâu. Nhưng củ hành không được to
như ở quê mình…”.

Công Thâu Ban uống hết mấy ly rượu, lại càng thêm cao hứng.

“Thuyền chiến của tôi có câu cự, đạo nghĩa của ông cũng có câu cự

chăng?”, ông ta hỏi.

“Câu cự nơi đạo nghĩa của tôi tốt hơn hẳn so với câu cự trong thuyền

chiến của ông”, Mặc Tử hồi đáp rất kiên quyết. “Tôi lấy yêu thương làm
câu, dùng cung kính làm cự. Không dùng câu móc yêu thương thì mọi
người không thân thiết, không dùng cái cự cung kính để ngăn cách thì
người ta dễ khinh nhờn, không thân thiết mà lại dễ khinh nhờn, lập tức

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.