Như câu “Năm ngoái tôi đã bốn mươi lăm” và câu “Nếu tự xem mình
như người già thì đó là sự lụn bại trong tư tưởng” bên dưới được trích từ
câu gốc như sau: “Phải biết tôn ty về tuổi tác, ấy là tư tưởng bắt chước lại
ông cha, trong thời đại mới thì đây chính là thứ trở ngại lớn nhất. Năm
ngoái, Lỗ Tấn chỉ mới bốn mươi lăm tuổi thôi, … nếu tự xem mình như
người già thì đó là sự lụn bại của tinh thần”.
Câu “Ngươi mò đến cả trăm lần, hóa ra chẳng được chút ích lợi gì
hết!” cũng lấy từ lời nói của Cao Trường Hồng, y tự nhận y và Lỗ Tấn đã
“gặp mặt cả trăm lần”.
“Tức dĩ kỳ nhân chi đạo, phản chư kỳ nhân chi thân” là dẫn từ bài viết
“Cuộc trò chuyện giữa Công Lý và Chính Nghĩa”:
Chính Nghĩa: Ta rất hy vọng chúng nó sẽ giác ngộ, nhưng e là khó
lắm!
Công Lý: Còn ta thì “Tức dĩ kỳ nhân chi đạo, phản chư kỳ nhân chi
thân (lấy phương pháp của người đó để trị lại người đó)”.
Câu “Ngươi đã đánh phải hồi chuông báo tử” là trích trong bài viết
“Vận mệnh của thời đại”: “Lỗ Tấn tiên sinh đã đánh hồi chuông báo tử cho
thời đại cũ mà không hề nói lời nào”.
Hai câu “Có người bảo lão gia vẫn là một chiến sĩ” và “Đôi lúc trông
ngài lại tưởng một nghệ nhân nữa cơ” được trích dẫn từ bài “Chỉ chưởng
đồ”: “Ấn tượng mà ông (chỉ Lỗ Tấn) để lại cho tôi chính là điều trong sáng
nhất giữa khoảng thời gian ngắn ngủi đó (tức cuối năm 1924), đúng là diện
mục của một nghệ nhân chân chính, nhưng về sau, đó chỉ còn là khuôn mặt
của một chiến sĩ bình thường nhưng dũng cảm”.
-----