CHUYỆN CŨ VIẾT LẠI - Trang 49

-----

(1)Thái Thượng Hoàng chỉ Cổ Tẩu, cha của Thuấn. Ông này được sử

sách miêu tả là “gàn dở”, vô tri, nhưng Thuấn, con trai ông ta, lại tài giỏi
hơn người.

(2)Nhân vật Điểu Đầu tiên sinh được xây dựng từ hình tượng của một

học giả đương thời là Cố Hiệt Cương. Chữ “Cố” (

顧), họ của ông ta, nếu

chiết tự sẽ thành hai chữ “cố hiệt” (

雇頁), trong đó “cố” (雇) là tên một loài

chim, còn “hiệt” (

頁) có nghĩa là “cái đầu”. Tên “Điểu Đầu” được Lỗ Tấn

sáng tạo từ đây.

Cố Hiệt Cương (1893 - 1980), tên thật là Tụng Khôn, tự Minh Kiên,

người Tô Châu, Giang Tô, đại biểu của phái “Cổ sử biện”. Ông từng đưa ra
mười luận điểm lớn về cổ sử Trung Quốc, trong đó có một luận điểm cho
rằng: Vũ là động vật, là thần, không có liên quan đến nhà Hạ. Quan điểm
của ông được căn cứ trên “Thuyết văn giải tự” của Hứa Thận thời Đông
Hán.

Trong “Thư gửi Tiền Huyền Đồng luận bàn về cổ sử” năm 1925, Cố

Hiệt Cương viết: “Vũ từ đâu xuất hiện? Vũ với Kiệt (vua cuối cùng của nhà
Hạ) vì sao lại có quan hệ với nhau? Tôi cho rằng đều từ trên cửu đỉnh mà
ra.“Vũ” (

禹 ), “Thuyết văn”nói: “Trùng dã. Tùng nhữu, tượng hình (Là

trùng vậy. Từ “nhữu”, tượng hình)”. “Nhữu” (

禸), “Thuyết văn”nói: “Thú

túc nhụ địa dã (Chân thú đạp trên đất vậy)”. Trùng mà có chân đạp đất, đại
khái là một loại tích dịch (thằn lằn, tắc kè).Tôi cho rằng, Vũ có thể là một
loại động vật được đúc trên cửu đỉnh, lúc bấy giờ, những tượng vật đúc trên
đỉnh nhất định là có rất nhiều hình dạng kỳ quái, Vũ là loài có sức mạnh
bậc nhất trong số đó, hoặc là có bộ dạng mở đất, cho nên mới được xem
như kẻ khai thiên lập địa (Bá Tường nói: Vũ có lẽ là rồng, truyền thuyết
Đại Vũ trị thủy e rằng cũng tương tự như chuyện thuỷ thần cúng tế Long
Vương). Lưu truyền đến đời sau, lại thành ra một nhân vương đích thực”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.