CHUYỆN CŨ VIẾT LẠI - Trang 50

Còn chữ “cổn” (

鯀 ), “Thuyết văn giải tự” giải thích: “Cổn: ngư dã

(Cổn, là cá vậy)”.

Mặt khác, do Cố Hiệt Cương từng công tác tại Hội nghiên cứu ca dao

thuộc Viện nghiên cứu của Đại học Bắc Kinh, sưu tập ca dao Tô Châu, xuất
bản thành cuốn “Ngô ca giáp tập”, cho nên đoạn dưới Lỗ Tấn mới viết là
Điểu Đầu tiên sinh “đi sưu tập các ca khúc dân gian”.

-----

“Nhưng Cổn quả thật là có đấy, bảy năm trước, tôi còn tận mắt thấy

ông ta đến chân núi Côn Lôn để thưởng mai”.

“Vậy thì tên ông ta viết sai rồi, đại khái không gọi ông ta là “Cổn”

(con cá), tên của ông ấy nên gọi là “Nhân” (con người)! Còn như Vũ, đó
nhất định là con trùng, tôi có rất nhiều chứng cứ có thể chứng minh hắn
không tồn tại, mang đến cho mọi người một bình luận công bằng…”.

Thế là hắn hùng hổ đứng lên, mò ra chiếc dao cạo, gọt đi lớp vỏ của

năm gốc tùng lớn, dùng vụn bánh mì ăn thừa hòa với nước nghiền thành
chất hồ rồi trộn lẫn bột than, dùng chữ nòng nọc (tức chữ khoa đẩu) rất nhỏ
viết các khảo chứng mạt sát A Vũ lên thân cây, tốn vừa đủ khoảng thời gian
là ba chín hai mươi bảy ngày. Nhưng phàm có người muốn xem thì phải
giao ra mười tấm lá du non, nếu là người sống trên bè gỗ thì phải nộp rêu
tươi đầy ắp một vỏ sò.

Khắp nơi ngang dọc đều là nước, thú không thể săn, đất chẳng thể

trồng, miễn rằng còn sống thì đều đang nhàn rỗi, do đó người đến xem rất
đông. Chen chúc dưới gốc tùng hết ba ngày, đâu đâu cũng nghe tiếng thở
dài, có người thì bội phục, có kẻ lại ỉu xìu. Nhưng đến giữa trưa ngày thứ
tư, cuối cùng cũng có một người nhà quê lên tiếng, khi ấy vị học giả kia
đang ăn mì xào.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.