canh gừng, sau khi cảm tạ ý tốt của cô thiếu phụ kia thì vụ rắc rối đó mới
xem như được giải quyết xong xuôi.
Họ về tới viện dưỡng lão, không đau ốm gì nữa. Sang tới ngày thứ ba,
Bá Di đã có thể xuống giường, dù trên trán sưng lên một cục lớn… song ăn
uống chẳng thấy ngon. Quan lại và dân chúng cũng không để cho họ sống
lánh đời, luôn quấy rầy bằng đủ loại tin tức, hoặc là quan báo, hoặc là tân
văn. Cuối tháng Mười hai, nghe nói đại quân đã vượt qua bến Minh Tân,
chư hầu không ai không đến. Không bao lâu, bản sao thiên “Thái thệ”
(1)của Vũ Vương cũng đã được đưa tới.
-----
(1)“Thái thệ” là một thiên trong sách “Thượng thư” chép lại lời thệ sư
của Chu Vũ Vương với chư hầu ở bến Minh Tân (sử sách thường viết là
Mạnh Tân), nay thuộc phía Nam huyện Mạnh, tỉnh Hà Nam.Thiên “Chu
bản kỷ” sách “Sử ký” chép: “Năm thứ mười một, tháng Mười hai, Mậu
Ngọ, quân (Chu) vượt qua Minh Tân, chư hầu đến đủ cả”.
Đây là bản sao đặc biệt dành cho viện dưỡng lão, sợ người già mắt yếu
nên mỗi chữ đều viết lớn như hạt hồ đào. Song Bá Di chẳng buồn xem đến,
chỉ nghe Thúc Tề ngâm nga một lượt, những chuyện khác không có gì đáng
lưu ý, nhưng nghe đến mấy câu “tự buông bỏ mọi cúng bái tổ tiên không
thèm ngó, hồ đồ buông bỏ cả đất nước quê nhà”, ông trích văn giải nghĩa,
liền cảm thấy lòng đau như cắt.
Chuyện kể cũng không ít: Có chỗ nói, quân Chu tới Mục Dã, đại chiến
với binh lính của Trụ Vương, chém giết bọn chúng đến thây chất đầy nội,
máu chảy thành sông, đến cành cây cũng trôi nổi, tựa như cuống cỏ trên
dòng nước (1); có chỗ lại nói, tuy lính của Trụ Vương đông đến bảy mươi
vạn, nhưng kỳ thực không hề chiến đấu, vừa trông thấy Khương Thái Công
dẫn đại quân tiến tới, liền trở giáo giúp Vũ Vương mở đường (2).