CHUYỆN CŨ VIẾT LẠI - Trang 92

Nhưng sau khi đàm đạo thì hắn lên thẳng kiệu, lắc đầu trở về nhà, lại

còn có vẻ tức tối nữa. Hắn cho rằng hai lão ấy không đủ tư cách nói tới thơ
ca. Thứ nhất là nghèo hèn: Bận bịu kiếm sống, làm sao viết ra được thơ
hay? Thứ hai là “hữu sở vi” (1), làm thơ mất đi tính “đôn hậu”. Thứ ba là
có nghị luận, đánh mất sự “ôn nhu” của thơ (2). Điều đặc biệt đáng nói là
phong cách của hai lão đầy rẫy sự mâu thuẫn. Thế rồi hắn hiên ngang lẫm
liệt, cất tiếng nói như chém đinh chặt sắt:

-----

(1)Lấy từ câu Hữu sở vi nhi hữu sở bất vi (có việc nên làm nhưng có

việc không nên làm), ý nói: Phải quan sát thời thế, cân nhắc xem việc gì
nên làm, việc gì không nên làm, có vậy mới làm nên được đại sự.

Thiên “Ly Lâu” trong sách Mạnh Tử cũng có câu: Nhân hữu bất vi dã,

nhi hậu khả dĩ hữu vi (Người ta trước hết phải phân định được những việc
không nên làm, sau đó mới biết được những việc mình nên làm).

(2)“Đôn hậu” và “ôn nhu” lấy ý từ thiên “Kinh giải” sách “Lễ ký” (tức

Kinh Lễ, một kinh điển của Nho giáo): Kỳ vi nhân dã, ôn nhu đôn hậu, Thi
giáo dã (Làm người phải ôn nhu đôn hậu, đó là điều Kinh Thi muốn truyền
dạy).

Lời sớ của Khổng Dĩnh Đạt nói rằng: “Ôn là nói đến vẻ mặt hiền hậu,

nhu là nói đến tính tình hòa nhã. Kinh Thi lựa lời để nói bóng gió, không
chỉ thẳng sự tình, cho nên nói ôn nhu đôn hậu là điều Kinh Thi muốn
truyền dạy”.

“Ôn nhu đôn hậu” đã trở thành một chuẩn tắc trong sáng tác và phê

bình văn học của Trung Quốc thời phong kiến.

-----

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.