CHUYỆN ĐỂ QUÊN - Trang 243

Trụ sở ủy ban xã Đắc La, xã Đắc Côi… Nhà gỗ, nhà xây, mái ván,

mái ngói…; trường học, hội trường… Nhìn cây mít trước nhà cao đến
đâu, đoán được nhà ấy mới ở xuôi lên hay mấy năm chạy bom Mỹ
vừa về. Người đến đất mới trồng sắn. Nhà trở về làng cũ đã có
lúa phơi ven đường.

Trường Đắc La thấp thoáng trong bóng lá mít. Bốn phía tường

bụi lầm, những gốc mít cũng xù xì đỏ hắt. Trận lốc bụi đắp vào
chân tường, gốc cây, táp cả lên bàn ghế, chân tay và váy áo đám học
sinh đương chơi đùa inh ỏi ngoài sân.

Thày giáo cô giáo các trường ở Gia Lai - Kon Tum, ở Đắc Lắc

hầu hết là người Thanh Hóa. Các cô giáo giọng Quảng Xương, Hậu
Lộc, Nông Cống… nghe đầm đậm những tiếng cuối. Các cô tất tả
đi quanh cái sân đất lầm bụi, người khiêng bàn, người xách ghế,
người bưng khay chén lên phòng khách. Rồi tíu tít xúm cả lại. Tưởng
như tôi vừa đem được hơi hướng Thanh Hóa vào đây, à mà dẫu sao,
tôi cũng là người vừa đi qua Thanh Hóa.

Một cô người nhỏ nhắn, trắng trẻo, mặt trái xoan. Thoạt trông

tôi giật mình, ngỡ đã gặp cô ở đâu. Nhưng rồi lại bùi ngùi nghĩ rằng
chẳng thể có như thế. Cái năm tôi về công tác ở Thanh Hóa, chắc
bấy giờ chưa ra đời cô giáo mười tám đôi mươi này. Không, tôi cũng
chẳng quen biết với ai ở Thanh Hóa, những bà mẹ, bà cô, bà dì cô
giáo mà khuôn mặt và dáng dấp như in người đã gặp đến thế.

Ngày trước, tôi có biết một người. Nhưng không phải người ấy ở

Thanh Hóa.

Cô giáo “người Thanh Hóa” đưa chiếc ghế đẩu đến đặt trước

mặt tôi. Rồi cô chắp tay, lễ phép:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.