thành lập Uber Trung Quốc như một nhánh độc lập có trụ sở chính đặt tại
Bắc Kinh. Uber làm vậy vì một vài lý do. Nhớ đến thất bại của các công ty
Thung lũng Silicon khác khi tấn công vào thị trường Trung Quốc – Google,
Facebook và eBay là những ví dụ nổi tiếng và đau đớn – Uber muốn đơn vị
đầu tiên của mình ở đó phải Trung Quốc nhất có thể chứ không chỉ là một
đơn vị thành viên. Họ cũng không muốn việc thua lỗ ở Trung Quốc – một
thị trường cạnh tranh khốc liệt dù Uber có làm tốt thế nào đi nữa – ảnh
hưởng đến công việc kinh doanh đang bắt đầu sinh lãi ở Hoa Kỳ và những
thị trường khác. Dù Uber sẽ trở thành cổ đông lớn nhất của Uber Trung
Quốc, nghĩa là những nhà đầu tư của Uber gián tiếp sở hữu Uber Trung
Quốc, nhưng công ty này cũng có những nhà đầu tư riêng bao gồm một vài
nhà đầu tư bản địa.
Được chọn một phần nhờ sự gan lì và tính cách sẵn sàng đứng lên chống lại
các nhà chức trách, những quản lý Trung Quốc không hề e ngại trước
Kalanick. Họ nhanh chóng đưa ra rất nhiều câu hỏi – tất cả đều nhằm thấu
hiểu sự cam kết của Kalanick dành cho thị trường Trung Quốc. Những quản
lý địa phương muốn biết liệu Uber Trung Quốc có xây dựng nhóm kỹ sư
riêng để ngừng phụ thuộc vào San Francisco trong hoạt động sửa lỗi phần
mềm không? Kalanick nhìn nhận gì về những luật lệ của Trung Quốc, điều
mà Uber và Didi đôi khi tuân theo và không tuân theo? Khi nào Uber sẽ mở
rộng việc thử nghiệm UberCommute từ Thành Đô sang những khu vực còn
lại của Trung Quốc? Tương tự, khi nào Trung Quốc sẽ tung ra Uber Eats,
dịch vụ giao thực phẩm mà Kalanick đã giành được những thành công ban
đầu ở sân nhà? Trên hết, họ quan tâm đến cuộc chiến công khai với Didi. Ví
dụ, vì sao Kalanick phản đối ý tưởng Uber Trung Quốc áp dụng ứng dụng
gọi chuyến đi cho những tài xế taxi, điều đã đóng góp lớn vào doanh thu của
Didi?
Chiều sâu và sự không ngừng nghỉ của những câu hỏi có thể xem là một dấu
hiệu tốt của một công ty khởi nghiệp sôi nổi. Đây là công ty có những quản
lý địa phương không hề ngần ngại thách thức người sếp từ phương xa của