CHUYẾN ĐI BÃO TÁP - NHỮNG CÂU CHUYỆN CHƯA KỂ VỀ HÀNH TRÌNH THỐNG TRỊ THẾ GIỚI CỦA UBER - Trang 25

Uber áp dụng chiến thuật “tăng giá giờ cao điểm” nhằm thu hút nhiều tài xế
ra đường hơn. Những người có kiến thức vững chắc về quy luật cung cầu
thừa hiểu – sự khan hiếm làm tăng giá và dẫn đến nguồn cung tăng lên –
cách làm này khiến hành khách đối mặt với mức giá cao, đặc biệt trong
những trận bão tuyết và những thảm họa tự nhiên khác. (Việc Kalanick bảo
khách hàng Uber đừng phàn nàn nữa cũng không giúp ích gì cho tình huống
này.) Thực tế, khi Uber phát triển từ một hiện tượng sang một doanh nghiệp
đã xác lập vị thế, mọi bước đi của nó đều gây tranh cãi. Tiếng tăm phi
thường của họ nhanh chóng nhường chỗ cho hình ảnh của một công ty tự
xem mình đứng trên pháp luật. Những tài xế chuyển rất nhanh từ việc yêu
quý Uber vì có thể thu tiền bỏ túi sang phàn nàn Uber trả cho họ ít tiền hơn
và không cung cấp cho họ lợi ích đầy đủ của một nhân viên làm thuê. (Gần
400.000 tài xế ở California và Massachusetts đã tham gia một vụ kiện chung
nhằm vào Uber, và Uber đồng ý dàn xếp với khoản tiền 100 triệu đô-la. Sau
đó, một thẩm phán liên bang từ chối hòa giải và trì hoãn giải pháp cho vụ
kiện.) Tất cả đều diễn ra trong khoảng thời gian hai năm, bắt đầu vào giữa
năm 2013, khi UberX lần đầu đi vào hoạt động.

Tất nhiên, trung tâm của câu chuyện là Travis Kalanick, người đã định nghĩa
hình ảnh doanh nhân kỹ sư trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI. Kalanick
khác với thế hệ tỷ phú thứ nhất của Thung lũng Silicon, và Uber là một công
ty công nghệ khác biệt. Google, Facebook, Twitter và các công ty khác là
công ty “Internet” thuần túy. Sản phẩm của những công ty này chỉ tồn tại ở
hình thức kỹ thuật số. Từ thuở sơ khai, Uber đã là một công ty công nghệ
Internet cùng tồn tại với tài sản hữu hình là những chiếc xe. Điều hành Uber
đòi hỏi người thành thạo khoa học máy tính và nghệ thuật vận hành nền kinh
tế công nghiệp, bao gồm cả ngành logistics.

Uber và CEO của nó ép buộc cả những nhà đầu tư thành công suy nghĩ khác
về cách cục diện đang thay đổi. Yuri Milner, nhà đầu tư Nga xuất thân là nhà
vật lý học, đã đầu tư 200 triệu đô-la vào Facebook khi công ty này còn non
trẻ và thu về khoản lãi nhiều tỷ đô-la nói: “Đầu tư nghĩa là phải nhận ra một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.