Qua lời ba, tôi biết đây là mả của ông Hai, anh của ông nội. Ông
Hai là ba của bác Ba, bác Bảy, cô Tám ở An Sơn... Trong số bà con,
có những người ở gần lâu lâu tôi vẫn gặp trong các ngày giỗ quải, có
những người tôi chưa hề gặp mặt, nhưng qua lời ba kể, tôi vẫn hình
dung được mối quan hệ ruột rà. Từng năm từng năm một, những lời
dặn dò của ba lại được lặp lại vào ngày 24 tết, và tôi, đứa con gái thay
cho người anh lớn đang ở xa, ghi nhớ mãi cho đến bây giờ.
Chiến tranh chấm dứt, những người bà con tản mát khi xưa lần
lượt trở về, ngày 24 tháng chạp hằng năm ở nghĩa trang như là một
ngày giỗ lớn, đông vui, rộn rã, bà con gặp nhau tay bắt mặt mừng.
Kinh tế ngày một khá hơn, những nấm đất đơn sơ trước kia giờ trở
thành những ngôi mộ lộng lẫy, phô trương, bêtông hóa, cỏ còn đâu
mà giẫy, chỉ là lau chùi quét dọn sơ sơ rồi cúng bái, ăn nhậu. Bia lon,
heo quay, vịt quay đầy ứ, nói cười rộn rã, ấm áp thâm tình...
Quê tôi được quy hoạch trở thành khu đô thị, giá đất tăng vùn
vụt, bỗng chốc làm bao thâm tình cạn dần. Mảnh đất rộng hơn ba
mẫu ông bà để lại bao gồm cả đất nghĩa trang, hầu như hoang hóa
từ thời chiến tranh trước kia không ai màng tới, bỗng được nhiều
người giành hưởng. Sẵn dịp về giẫy mả, bằng khoán được trưng ra,
khu đất được rạch ròi tính toán chia nhau sòng phẳng. Người hài
lòng vì mình bốc thăm được vị trí thuận lợi, kẻ bất mãn vì mảnh
đất của mình nằm ở phía sau.
Người cô họ của tôi được chia miếng đất 2.000m
2
bên cạnh
nghĩa trang và thêm một phần đất hương hỏa cũng cùng diện tích
để cô làm bổn phận chăm sóc mộ. Đất cao giá, cô bán hết đất được
chia riêng, rồi cô xà xẻo bán dần phần đất hương hỏa. Hết đất
hương hỏa, cô chiếm thêm đất nghĩa trang. Mới đầu cô trồng
lấn bụi tre, kế cô che thêm cái chòi, dần dà cô cất nhà trọ cho