biến mất tăm, mấy ông bà biến đâu mà lẹ thế. Tôi gom vội đồ
đạc vào cái balô tải, không kịp suy nghĩ, trốn thôi. Mà trốn đi đâu
bây giờ? Hỗn loạn tựa chạy giặc. Cả dãy phố đóng cửa, nội bất xuất
ngoại bất nhập...
Mẹ ơi, mẹ ở đâu cứu tụi con?... Từ đầu chợ, người ta chạy xuống
chỗ bọn tôi. Từ chỗ tôi, mọi người lại chạy đi... Lựu đạn thôi mà, bình
tĩnh đi con... Cửa nhà ai cũng then cài thì mình nấp tại chỗ thôi. Tôi
giơ cái mặt bàn gỗ ba tôi cưa làm sạp lên cao, đẩy nhỏ em chui dưới
đó. Nó ngây thơ vui sướng, giống trò chơi trốn tìm... Nấp vô đi,
chết bây giờ. Cả đám người lao nhao qua lại trước mắt tôi, hai đứa
tôi bình yên, an phận dưới cái mặt bàn. Một con nhỏ 14 tuổi và một
nhỏ 10 tuổi...
Rồi mọi việc cũng qua đi... Tay thương binh mở màn cho những
trò uy hiếp dân chợ bằng vài trái lựu đạn sẵn sàng kê miệng mở
chốt của những năm bảy mươi mấy. Lựu đạn giả hay thật có trời
mới biết, nhưng nỗi sợ trong lòng mọi người là có thật, trăm ngàn
lần ám ảnh lũ nhóc bọn tôi.
Sau cái ngày kinh hoàng, tôi biết được ông thương binh là bồ bà
Lệ, một chị có máu mặt của “ngành” giải trí về đêm. Tôi nói với chị:
“Sao bồ bà ác quá vậy, giật bộ đồ được rồi mắc gì đi làm chuyện
hù thiên hạ?”. Chị nói ảnh đâu có hù, ảnh làm thật đó... Vài hôm sau,
tôi tin ổng làm thật vì ổng không còn về với bà Lệ nữa, bởi một trái
lựu đạn nổ thật ở đâu đó...
Năm tháng trôi qua... Ký ức tôi luôn bồi hồi khi nhớ về chốn
cũ, những diễn biến cuộc đời, những mẩu đời bất hạnh... Trong
bóng mát của giảng đường, sung sướng làm một sinh viên, đôi khi tôi
lại thèm cảm giác của một đứa học trò bon chen tìm chỗ đứng, chỗ