Hôm thắp hương tiễn bố về với tổ tiên, tôi khóc, gào thét, làm
cả đám tang xúc động. Mẹ tôi rưng rưng nước mắt như muốn ôm
chầm lấy tôi, nhưng khi thấy vợ tôi, mẹ tôi trở lại vẻ lạnh lùng và
cương quyết của một gia trưởng phong kiến.
Thời gian trôi, mẹ yếu dần không làm việc được nữa. Bà cũng đã
mất vai trò “gia trưởng”. Đôi mắt bà mờ đục, hơi lẫn, ăn nói thất
thường, ốm đau liên miên... Anh chị cả tôi có lương hưu, con cái là
kỹ sư, bác sĩ, nhưng phó thác tất cả cho anh Hai - vốn đang vất vả
nuôi ba con chưa trưởng thành.
Còn tôi thương mẹ, nhưng nỗi hận thù của vợ tôi không cho tôi
làm được gì cho mẹ. Nhiều đêm thao thức, suy nghĩ, kế này kế
khác đều không được, lòng tôi day dứt.
Một hôm, tôi thăm bạn là bác sĩ ở tỉnh xa, tâm tình bạn gợi ý...
Hôm sau gọi điện về nhà: “Anh đi xe máy bị ngã, may nhẹ thôi, vài
hôm xuất viện sẽ về, không can gì, em và các con đừng lo”.Và từ
đấy tôi thường lẩm bẩm nói một mình, khi to khi nhỏ: “Phải trả thù.
Phải trả thù”.
Gần như theo lịch, cứ 3, 7, 13, 17, 23, 27 âm lịch, dù mưa hay
tạnh, đến 10 giờ đêm là mắt tôi đỏ kè, tay lăm lăm gậy gỗ, ra sau
vườn phang vào cây hoa ngọc lan mới trổ bông, sau đó vào giường ngủ
như chết, sáng dậy lao vào máy đạp như điên, có hôm quên cả ăn
sáng. Vợ tôi sợ quá, cho là ma ám, đi cầu cúng đền này phủ nọ...
khắp nơi. Thỉnh thoảng “bệnh” lại nặng hơn, lại đánh cây ngọc lan vô
tội, nhất là khi ai nhắc tới mẹ tôi.
Thời gian cứ dần trôi, mẹ tôi càng ngày càng lẫn nặng, lòng tôi
thêm đau quặn. Hôm giỗ bố, thấy mẹ gầy rộc, xơ xác nhưng tôi