CHUYỂN HÓA SÂN HẬN - Trang 157

VAÁN ÑAÙP VEÀ SAÂN HAÄN

151

sơ sơ sẽ không thấm vào đâu. Do vậy, cần tiếp tục quán chiếu

thì sẽ có kết quả.

Hỏi: Tâm sân hận là do thói quen, môi trường ảnh

hưởng, hay do một người sinh ra, có sẵn nghiệp lực của sự

huân tập? Nếu do nghiệp lực thì tại sao có câu “Nhân chi

sơ tính bản thiện”.?

Câu hỏi này quy kết lòng sân hận con người như một thói

quen được tạo ra quá khứ, có thể bắt nguồn từ khổ đau và nội

kết giữa ta và người. Thí dụ, người lính trong trận tuyến phải

đối đầu và giết người lính đối lập. Trong chiến đấu, không cho

phép tha thứ đối phương, vì tha thứ là tự đặt mình vào cõi chết.

Vì vậy, một trong hai đối tượng phải ra tay trước để được sống.

Cuộc sống, có người quan niệm “Tiên hạ thủ uy cường”,

tức là sẵn sàng chấp nhận thói quen đã được giáo dục, huấn

luyện, kết tập từ đời này sang đời kia. Quan niệm đó không

giúp tháo gỡ được những thói quen, để không cho dòng máu

của sân hận chảy vào huyết quản, tim mạch con người. Phật

giáo không lý giải mọi điều xảy ra ở hiện tại đều có gốc rễ

từ quá khứ. Sân hận có thể bắt nguồn từ điều kiện trong quá

khứ hay hiện tại, từ chủ quan hay khách quan, có những sân

hận liên hệ giữa người với người, có những sân hận chỉ đơn

thuần từ sự hiểu lầm hay là cạm bẫy của người khác tạo ra.

Nếu quy kết tất cả hành động đều do thói quen thì sẽ đặt ra

khả năng chủ thể có quyền được sân. Do đó, cho rằng được

quyền giải quyết sân hận bằng cách trả đũa người khác.

Đừng cho rằng sân hận bắt nguồn từ thói quen, mà chỉ

quan niệm sân hận như là cái gì đó đã tạo ra vết hằn trong

quá khứ. Chẳng hạn, từ sự thiếu kiểm soát tâm và thiếu hiểu

biết mà vết hằn này tạo ra vết hằn khác. Sự tích cóp nhiều

đến độ tạo thành núi sân hận. Đứng trước quả núi sân hận,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.