CHUYỂN HÓA SÂN HẬN - Trang 158

152

CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN

thù hằn, người ta cứ nghĩ không thể hoá giải được. Từ đó,

hành động như phản xạ vừa có điều kiện, vừa không có điều

kiện. Nghĩa là, bất cứ khi nào gặp những điều chướng tai gai

mắt, đối đầu với “bồ đề gai,” hoặc phải đối diện, sống chung

những người không muốn, chia tay người yêu thương, chịu

âm dương cách biệt hay ly thân, ly dị, gặp quá nhiều hoàn

cảnh không như ý… thì tâm phiền não diễn ra và chấp nhận

những cơn sân hận như con đẻ. Chấp nhận đi vào quỹ đạo

sai lầm và sự chuyển hoá rất khó vì khó có cơ hội để gội rửa

tuyệt đối. Cho nên, đừng nghĩ sân hận hoạt động như dòng

chảy của định nghiệp. Phần lớn cơn sân hận phụ thuộc rất

nhiều điều kiện. Nhiều người có thể tha thứ cho người biết

nói ngon, ngọt nhưng có người không, ngay cả trường hợp

họ nói ngon ngọt về mình.

Cùng một tình huống như nhau, tại sao con người có hai

cách ứng xử khác nhau? Ứng xử trong trường hợp mang tính

điều kiện của lòng chấp thủ, thái độ không tha thứ và không

nhìn thấy được giá trị của tình thương được thiết lập giữa ta

và người. Vì thế, nội kết sân hân được tiếp nối, biện hộ, bao

che và trưởng thành bằng nhiều cách. Theo đó, khổ đau sẽ

tiếp tục có mặt.

Quan niệm Nho giáo cho rằng, “Nhân chi sơ tính bản

thiện”. Nghĩa là, lúc con người mới sinh ra thì tất cả đều có

lương tri, hành động lành, tâm lý tốt, lý tưởng hay. Khi tiếp

xúc với hoàn cảnh xã hội, những người không dễ thương nên

phiền não xuất hiện, bị trở ngại trên cuộc đời. Khi cho con

người có “tính bản thiện” là đã đặt ra những định tính rằng,

con người sẽ không làm điều xấu hay tốt, vốn thiện rồi cần

gì phải làm điều thiện, vốn thiện rồi thì làm gì có điều xấu.

Theo quan niệm hạt giống của nhà Phật thì bản tính con

người khi mới sinh vốn không thiện cũng không ác. Thiện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.