154
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
bao giờ quan niệm thói quen xấu, sự sân hận, thái độ hẹp hòi,
ganh tỵ là cá tính không thay đổi được. Khi thấy được thay đổi
cá tính thông qua hành trì, cần nỗ lực hành trì có phương pháp,
chắc chắn sẽ có được giá trị của một đời sống an vui.
Hỏi: Khi gặp điều bất như ý, chẳng hạn, bị mắng nhiếc
thì con chọn cách nhẫn nhục, không đáp trả lại. Đó chỉ là
ức chế tâm. Con đường tu ức chế tâm để dẫn đến buông xả
thật sự như thế nào?
Đây là câu hỏi đề cập đến sự vượt qua sân hận bằng ức
chế nhẫn nhục. Chữ “nhẫn” trong chữ Hán kết hợp bởi bộ
trên là “đao”, tức là con dao và bộ dưới là chữ “tâm”. Nghĩa
đen là con dao ghim vào tim, dao đang đâm vào sự sống,
chặt tình cảm ra từng mảnh bằng những nghịch cảnh, chướng
duyên, lời chỉ trích thiếu sự xây dựng. Không ai phủ định sự
nhẫn nhục là chấp nhận khổ đau trong chừng mực nhất định,
để sân hận không có cơ hội trỗi dậy. Nhưng nếu quan niệm
“nhẫn” là “nhục” hay người nhẫn là người có khả năng chịu
đựng những cái nhục là hiểu sai tinh thần của nhà Phật.
Trong ngôn ngữ tượng hình của chữ Hán, nhẫn nhục
mang ý nghĩa rất hay. Nhưng hiểu không khéo thì trở thành
tiêu cực. Trong tiếng Pali và Sanskrit, chữ “nhẫn” được hiểu
là thái độ chịu đựng chứ không phải thái độ chịu những cái
nhục. Mặc dù, cái nhục là thái độ chịu đựng. Nhẫn là thái độ
vươn lên, là con đường lâu dài bền bỉ để dấn thân phục vụ, là
giá trị hành trì tu tập. Nhẫn đòi hỏi quá trình lâu dài của sự
huấn luyện, tô bồi nhân cách. Do đó, nhẫn là cơ hội để nung
đúc con người trở thành người tài đức và tuệ giác, thành anh
dũng, bất khuất, không sợ hãi trước mọi hoàn cảnh cuộc đời.
Nếu quan niệm nhẫn là trạng thái ức chế tâm thì biết
người đó chưa tu tập được hạnh nhẫn của Phật dạy. Hành giả