VAÁN ÑAÙP VEÀ SAÂN HAÄN
•
155
tu hạnh nhẫn có thể quan niệm tất cả những lời mắng chửi
xem như cơ hội rèn luyện tâm được thăng hoa, làm cho tâm
trở nên từ bi hơn và không còn sợ hãi trước những lời hăm
dọa của người khác. Nếu quan niệm vậy thì “nhẫn” không
phải là “nhục” mà nhẫn chính là con đường hướng đến tâm
linh, con đường của thành công và nhẫn chính là giá trị của
an lạc. Nhẫn trong ức chế là làm tâm bị hành hạ, khổ đau.
Hành giả Phật giáo cần phải thay đổi cách nhìn trong lúc
đang thực tập hạnh nhẫn.
Quan sát và thấy, người nào có chất liệu chịu đựng hoặc có
sự thâm thuý chiều sâu thì không biểu hiện nhẫn ra bên ngoài,
trước mặt mọi người, dù trong tâm trỗi dậy những nỗi đau bực
tức và hiềm hận như cỏ bị đá đè. Nhưng cỏ vẫn có cơ hội vươn
lên sức sống nhiều hơn. Cũng vậy, sự đè nén, ức chế tâm lý
càng làm cho sân hận bùng phát lớn hơn. Chẳng hạn, dùng
một tảng đá chặn đứng dòng nước đang chảy, nhưng dòng
chảy vẫn tiếp tục chảy mạnh hơn. Hoặc khi dùng dao chặt
đứt một ngọn cây thì cây sẽ phát sinh ra thành nhiều nhánh.
Dùng cưỡng lực để áp chế một phong trào thì phong trào đó
càng lớn mạnh. Cho nên, nhẫn trong trường hợp ức chế sẽ
không tạo ra giá trị an lạc và hạnh phúc. Mà nó sẽ nuôi sự ức
chế này cho đến lúc không còn sự đè nén và có thể trở thành
vụ nổ rất lớn trong tương lai. Do đó, cả hai đối tượng đều là
nạn nhân của nhau. Vì vậy, đừng bao giờ hóa giải sự mắng
chửi, nhục mạ của người khác bằng cưỡng lực ức chế tâm.
Con đường chuyển hoá ức chế tâm trở thành sự buông
xả, phải được khởi từ nhận thức sáng suốt rằng, nếu sự bực
tức vẫn còn giữ trạng thái đè nén thì vẫn còn là nạn nhân của
khổ đau. Nhiều người cứ nghĩ lầm rằng, khi họ bực tức người
khác, nuôi lòng thù hận là họ được hạnh phúc, nhưng thực
tế, họ đang bị khổ đau nhiều hơn người gây ra sự bực tức. Có
những tình huống, người tạo ra sự cau có, mắng chửi người