CHUYỂN HÓA SÂN HẬN - Trang 163

VAÁN ÑAÙP VEÀ SAÂN HAÄN

157

cách thức tự an ủi. Nghĩa là cứ an ủi rằng, có lẽ trong quá khứ

mình đã từng gây ra khó khăn, chỉ trích người tốt, hãm hại

người lành, đẩy người lành vào những tình huống không lối

thoát… từ đó làm họ thối thất tâm bồ đề, trở thành con người

tội lỗi. Do vậy, tất cả những lời bị mắng nhiếc hôm nay là hệ

quả tất yếu từ những gì đã làm trong quá khứ. Quan niệm vậy

giúp người bị mắng nhiếc không có thái độ kháng cự lại, chỉ

nghĩ đơn giản là thử thách nghiệp lực của mình mà thôi. Từ

đó, chuyển hướng từ thái độ chịu đựng bị ức chế dẫn đến thái

độ dấn thân phục vụ.

Hiểu được vậy, phải cảm ơn những thử thách để luyện

tâm mình trở nên cao thượng. Nhiều lời chỉ trích thì càng làm

cho nghiệp chướng giảm xuống, bản ngã rơi rụng và lòng

hãnh diện tự hào không còn chỗ bám víu. Lúc đó, biến lời

chỉ trích thành một pháp tu, biến nghịch cảnh trở thành đối

tượng để chuyển hóa tâm tính. Hiểu vậy, sẽ dễ dàng thành

công trong cuộc đời này!

Hỏi: Làm thế nào chuyển hoá sân hận?
Trả lời: Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, đức Phật đặt ra giá

trị sự sống dựa trên cảm xúc, nhận thức và tuệ giác. Tâm lý

con người được chia ra 5 cấp từ thấp đến cao: Dục tính, cảm

tính, tưởng tính, nhận thức tính, tuệ tính.

Khi con người nằm ở cấp thứ hai, tức là cảm xúc mạnh

thì có độ nhạy cảm cao trực hay gián tiếp về mắt, tai, mũi,

thân xúc chạm và ý tưởng nhận định đánh giá. Thực tế, cuộc

đời có những nỗi khổ đau nhiều khi không bắt nguồn từ thực

tại mà từ cách thức tiếp nhận, lý giải, nhận định, đánh giá vấn

đề thông qua thái độ suy diễn động cơ. Do đó, nhiều khi khổ

đau không do người khác làm mà do tự suy diễn, nghĩ người

ta cố tình thì khổ đau gia tăng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.