VAÁN ÑAÙP VEÀ SAÂN HAÄN
•
159
phiền não. Cho nên, trên con đường dấn thân, tu tập hoặc
trong các mối quan hệ, đức Phật có dạy, đôi lúc phải biết làm
ngơ như không nghe, không biết gì về chuyện không tốt của
con người dù mình tai nghe, mắt thấy. Thái độ làm ngơ khác
với thái độ bịt kín hai lỗ tai. Bịt kín lại là thái độ cực đoan.
Làm ngơ là nghe thấy tất cả nhưng giả vờ như không nghe,
không thấy để tất cả trạng thái bực dọc, phiền não không có
cơ hội chinh phục, khống chế và khiến bị đau, sình lầy làm
chùn chí tiến thủ vươn lên.
Mỗi người sinh ra đều mang theo tất cả tập quán, hành
động, cách ứng xử trong quá khứ. Nếu quá khứ có mức độ
nhạy cảm cao thì sinh ra có độ nhạy cảm hơn người khác. Do
đó, khổ đau gây ra cho mọi người cũng dễ dàng.
Đức Phật dạy: Hãy buông xả những khúc mắc, cố chấp
với đối phương để chữa cơn bệnh uất cảm của mình chứ
không phải giúp người khác. Chưa phóng thích thì phức cảm
vẫn còn hành hạ chính mình. Cuối cùng cũng trở thành nạn
nhân của khổ đau thay vì là người hạnh phúc!
Hỏi: Sân hận do đâu mà có, xuất phát từ đâu. Loại sân
hận nào nguy hiểm nhất?
Đạo Phật không chấp nhận nguyên nhân khởi thuỷ của
mọi vấn đề. Nguyên nhân của mọi vấn đề tuỳ thuộc vào
duyên, điều kiện xúc tác và nhân quả tương tác phức tạp đa
chiều trực hay gián tiếp với nhau. Bốn gốc rễ (nguyên nhân)
của sân hận, khổ đau đã được trình bày:
Một là bắt nguồn từ trạng thái nhận thức sai lầm về con
người, cuộc đời và sự kiện…
Hai là bắt nguồn từ trạng thái sợ hãi. Ví dụ, tên trộm bị
phát hiện thì phản ứng tự vệ, buộc tên trộm phải giết người