VAÁN ÑAÙP VEÀ SAÂN HAÄN
•
161
vi của mình đối với mọi người.
Muốn có được sự an lạc, hạnh phúc thì phải nhìn thấy
nguyên nhân gây ra đau khổ, lận đận. Từ đó mới có giải pháp
thích hợp để tháo gỡ.
Hỏi: Gốc rễ sân hận có phải từ sự chấp trước của ngã
si, ngã ái, ngã kiến và của thức mạt na hay không?
Nói theo tâm lý học Phật giáo thì tất cả sự chấp trước đều
có ảnh hưởng tác động đến sự chấp mắc, sân hận từ bốn loại
tâm lý là ngã si (trạng thái nhận thức sai lầm), ngã ái (nhận
thức sai lầm về thân thể vật lý, thương yêu thân tới mức trở
thành chủ nghĩa thần tượng, đề cao thân thể quá mức (các
cuộc thi hoa hậu), ngã kiến (cái nhìn sai lệch về nhân sinh
quan trong cuộc đời), ngã mạn (thấy mình hơn người khác
trong khi chưa bằng hoặc cho rằng mình hơn, tự ti, mặc cảm,
sợ hãi, rụt rè…). Đó là những loại tâm lý làm mất những giá
trị vốn có thể giúp thăng hoa trong cuộc đời, mất sự thăng
bằng về giá trị.
Không đề cập đến những khái niệm này, mà đề cập đến
thái độ si mê của sự bực tức, chi tiết hoá những vướng mắc
có thể xảy ra trong đời. Nói theo ngôn ngữ duy thức học
truyền thống thì bao gồm bốn trường hợp đó. Còn khi phân
tích chi tiết thì có thể giúp người nghe liên hệ đến những
trường hợp sân hận cụ thể của chính mình ở từng góc độ, để
từ đó ứng dụng những giá trị, phương pháp của Phật dạy cho
được an vui và hạnh phúc!
Hỏi: Khi một người đã mang sự oán hận trong lòng mà
kiếp này chưa hoá giải được. Như vậy, kiếp sau có tiếp tục
tìm người đó để oán hận hay không?
Đây là câu hỏi liên hệ đến thuyết tâm lý học tái sinh. Phật