CHUYỂN HÓA SÂN HẬN - Trang 169

VAÁN ÑAÙP VEÀ SAÂN HAÄN

163

những con chó này có những mối thù hận trong quá khứ nên

thể hiện sự hung dữ. Độ nhạy giác quan của chó mạnh hơn

con người nên cảm nhận được người đã gây ra khổ đau cho

nó, còn con người thì không hiểu tại sao nó sủa như vậy.

Tần số phản kháng giữa tâm lý học tái sinh trong đời kiếp

hiện tại và sau là thực tế phải chấp nhận. Khi chấp nhận tiến

trình câu sinh, cần có trách nhiệm ý thức với lòng sân hận

của chính mình. Nếu không buông xả lòng sân hận với kẻ thù

thì tự trở thành nạn nhân mang theo sân hận từ đời này sang

kiếp khác, chồng chất không bao giờ chấm dứt khổ đau.

Quan sát những nơi diễn ra chiến đấu thì thấy, vài chục

hay vài trăm năm sau, nơi đó cũng diễn ra cuộc chiến khác.

Sân hận của những oan hồn trong các trận chiến nếu không

buông xả thì tái sinh sẽ trở thành chiến sĩ, lính và tiếp tục lận

đận vì chiến đấu bằng nhiều cách.

Giã từ sân hận càng sớm càng tốt. Nếu tiếc nuối, thương

tưởng sân hận như ôm ấp đứa con trong lòng là đang “nhận

giặc (sân hận) làm con” (nói theo kinh Pháp Hoa). Dĩ nhiên,

nó sẽ phá huỷ tài sản tâm linh của mình. Giặc sân giống như

tên gián điệp, có thể làm bạn bên ngoài nhưng là kẻ thù bên

trong, có thể giết không bằng dao, súng nhưng làm chết dần

từ kiếp này sang kiếp khác. Do đó, không thể xem thường.

Nếu hạt giống sân hận và nội kết chưa nỗ lực loại trừ

trong kiếp này thì cũng phải nêu quyết tâm, ra lệnh, “ta phải

mạnh dạn nhổ hạt giống khổ đau của sân hận đó lên trong

tương lai”. Như vậy là đang thương mình! Dĩ nhiên, thông

qua sự thương mình là thương người khác. Bằng không, sẽ

tiếp tục biến người khác thành nạn nhân.

Tâm lý học của sự tái sinh chính là cơ hội để nuôi dưỡng

ý thức về trách nhiệm đạo đức ở đời hiện tại và đời sau!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.