164
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
Hỏi: Người ta nói sự căm thù tạo nên sức mạnh, vậy
không sân hận thì xã hội sẽ ươn hèn, huỷ bại hay sao?
Đây là câu hỏi đặt đến hai khả thể sử dụng về tiềm năng
của cơn giận. Dĩ nhiên, trong cuộc chiến, sự sân hận là vũ
khí. Cuộc chiến không nhất thiết là chiến tranh bằng vũ khí
của hai ý thức hệ đối lập. Nó có thể được xem là những cuộc
đấu đang diễn ra trong ý thức hệ của từng con người, trong
hành động, ý nghĩ, nhận thức của mỗi người.
Đức Phật thường ví hành giả tu tập là chiến sĩ, trong tình
huống cuộc chiến diễn ra trên mảnh đất tâm, qua hành động,
lời nói, cử chỉ, việc làm. Đối tượng cần phải chiến đấu chính
là những phiền não, nghiệp chướng, thái độ tâm lý âm tính.
Vũ khí của hành giả là từ, bi, hỷ, xả, tuệ giác hay những đức
tính tốt. Nói cách khác, tâm lý tốt hay xấu đều là vũ khí phục
vụ hai mục đích đối lập. Khi đặt mình trong trận chiến, người
thắng và kẻ bại ấy chính là mình. Thậm chí, kẻ thù, người
thân, người đồng minh cũng chính là mình.
Phân tích trạng thái tâm lý như giận dữ, có thể được
biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ, thái độ muốn
chiến thắng, tranh luận, kháng cự… đều là hình ảnh biểu đạt
hoạt dụng của cơn sân hận. Đối với những cuộc chiến mang
lại giá trị đạo đức, chiến sĩ phải đặt mình trong tình huống
biến cơn giận thành năng lực của lòng từ bi. Năng lực từ bi
có khả năng thôi thúc thăng tiến về phía trước để dấn thân
phục vụ, bất chấp tất cả mọi cản lực xung quanh. Trong cuộc
chiến như vậy, không có sự thắng bại mà chỉ có giá trị của sự
chuyển hóa, từ phàm thành thánh, phiền não thành bồ đề, đau
khổ thành hạnh phúc!
Trường hợp thứ hai, nếu trong cuộc chiến đó gồm hai đối
tượng là đối thủ của nhau thì sự sân hận đôi lúc trở thành
nhu cầu lớn. Ví dụ, nếu là chiến sĩ ở biên cương, sự sân hận