166
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
thân mình, dành hạnh phúc, hòa bình cho người khác. Nhờ
đó, quả sát nghiệp nhỏ hơn, phước báu của tình yêu nước và
hoà bình nhiều hơn.
Phần lớn các cuộc chiến, lòng sân hận thường trở thành
trục xoay. Ví dụ trong kinh doanh, sự cạnh tranh giữa công
ty A với công ty B, tập đoàn này với tập đoàn nọ và thường
có thái độ bất mãn, bực tức. Thái độ này trở thành xung lực
giúp người ta làm việc thành công hơn.
Nhà Phật dạy, tiêu diệt lòng sân hận không có nghĩa sân
hận xuất hiện ở đâu liền chặt đứt tại đó. Chẳng hạn, sân hận
thể hiện ở cánh tay đánh đập, tàn phá, bóp cò thì chặt đứt
cánh tay. Chuyển hoá sân hận là thay đổi năng lực bạo động
bằng năng lực tình thương, thể hiện qua sự dấn thân phục
vụ, giúp đỡ tha nhân. Những hành động tốt, thiện, có ích và
giá trị chuyển hóa trong trường hợp này sẽ rất lớn. Tinh thần
chuyển hoá của đạo Phật dạy, thay vì chặt đứt bàn tay bạo
động, hãy thay thế động cơ hành động thành phục vụ và bảo
hộ sự sống thì bàn tay tiêu cực sẽ trở thành tích cực. Chặt đứt
hay hành hạ không phải giải pháp chấm dứt lòng sân.
Đừng sợ khi bỏ lòng sân hận sẽ không có thái độ nỗ lực
vươn lên trước mọi áp lực. Ngược lại, người chuyển hoá
được sân hận sẽ có nhiều năng lực tích cực như, tinh tấn để
vươn lên thành công trong đạo đức và hạnh phúc. Chuyển
hoá sân hận không phải là sự mất mát, mà là đổi cách nhìn về
hành vi huỷ diệt, chuyển năng lực khủng bố thành năng lực
xây đắp và phục vụ. Chuyển phần nào được giá trị phần đó.
Từ những gì vừa trình bày, nhờ vượt qua lòng căm thù, chẳng
những không chết mà ngày càng mãnh liệt. Tương tự, người
không sân hận chẳng những không ươn hèn mà còn là người
rất có bản lĩnh chuyển hoá xấu thành tốt, huỷ diệt thành xây
dựng và thù thành bạn.