VAÁN ÑAÙP VEÀ SAÂN HAÄN
•
167
Hỏi: Khi đi họp ở trong hãng, nếu không tìm mọi cách
để loại trừ đối thủ thì làm sao con còn động cơ để làm việc?
Làm như vậy có phải là tội lỗi không?
Câu hỏi này liên hệ đến chức nghiệp, sự tồn tại của công
việc và hạnh phúc có được từ công ăn việc làm. Theo tinh
thần hoà hợp đức Phật dạy, thay vì lao vào xung đột loại trừ
nên chọn khuynh hướng hợp tác. Sự cạnh tranh trong nền
kinh tế thị trường có thể dẫn đến tình trạng một mất một còn,
không thương tiếc. Tức là mạnh thắng yếu, lớn thắng nhỏ,
đại thương diệt tiểu thương. Quy luật loại trừ, các đối tác có
thể kết thành liên minh để tạo hành lang an toàn về quyền
lợi thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, các công ty nhỏ
có thể bị đè bẹp bất cứ lúc nào. Trường hợp đó, thay vì cạnh
tranh loại trừ vì quyền lợi kinh tế, Phật giáo khuyến khích
thái độ hợp tác. Do vậy, lòng tuỳ hỷ phát sinh và sân hận
được thay thế.
Liên minh trong sân hận và loại trừ là liên minh mang
tính độc tôn, sự kết thành của bên này thường kéo theo sự
sụp đổ của bên khác. Với tinh thần hợp tác, nhà kinh tế giỏi
không cần triệt tiêu các đối thủ, mà tìm cách phát huy chất
lượng và sản lượng, nhằm khẳng định giá trị của các thành
phẩm kinh tế do mình đầu tư sản xuất. Ví dụ, các mặt hàng
điện tử dù cùng đặc tính và chức năng nhưng thường khác
nhau về giá cả do chính sách giá của các công ty khác nhau.
Cùng mặt hàng, mua ở hãng Sony thì giá khác hãng Sam-
Sung. Giá cả của sản phẩm lệ thuộc vào thương hiệu, tính
năng, chất lượng... Mỗi thương hiệu có chỗ đứng và đối
tượng khách hàng khác nhau. Không cần phải đối lập loại trừ
nhau để khẳng định thế đứng riêng. Điều quan trọng là, làm
thế nào tạo ra sắc thái riêng trong phục vụ bằng cách tăng
cường chất lượng và giá trị sản phẩm, để khẳng định tính ưu
thế của mình.