VAÁN ÑAÙP VEÀ SAÂN HAÄN
•
165
đủ năng lực khiến chiến sĩ hy sinh để bảo vệ tổ quốc. Đó là
cách gần như tất cả các chiến sĩ đều được huấn luyện rằng,
tại chiến trường, hoặc sẽ bị chết hoặc sẽ giết người, tốt hơn
nên giết người khác. Như vậy, giết người khác là sự lựa chọn
được nung nấu bằng sân hận. Sân hận có thể được kích thích
bằng cái chết của những người thân. Khi người chiến sĩ được
hun đúc bằng các yếu tố sân hận vừa nêu thì quên nỗi sợ hãi
về chết chóc, thương tật và những đổ nát do chiến tranh gây
ra, nên y có thể tiến đến phía trước để chiến thắng địch thủ.
Học hỏi theo tinh thần từ bi của Phật giáo, nếu làm chiến
sĩ hay phục vụ trong quân sự, hoạt động binh nghiệp nên nuôi
dưỡng lòng yêu nước, nuôi dưỡng tình thương vào chí nguyện
mang lại hòa bình cho mọi người, cản trở những người ác không
để họ có cơ hội làm những việc xấu. Khi mang tâm niệm như
vậy, dù vẫn là hành động bóp cò bắn súng, xông pha trận tuyến
nhưng lòng không sân hận. Lúc đó, nỗi đau trộn lẫn với tình
thương và trở thành năng lực giúp chiến sĩ dấn thân phục vụ. Do
đó, nghiệp sát hại có thể rất nhỏ và người gieo nghiệp sát bằng
lý tưởng yêu nước, hộ dân không bị tổn hại nhiều như trường
hợp do sân hận mà giết hại.
Đây là giải đáp tại sao cũng là chiến sĩ hay vị tướng mà
có người chết yểu, sống thọ dầu làm chiến sĩ, nếu không
trực tiếp cũng gián tiếp gây ra cái chết của người khác qua
sát nghiệp. Nhưng nếu chiến sĩ rải tình thương, tinh thần
yêu nước vào hành động, không vì mục đích giết người để
hả giận, nhất là cơn hận thù vì những người thân bị kẻ thù
giết chết, giá trị nhân quả trong hai trường hợp hoàn toàn
khác nhau. Thay vì xông lên phía trước bằng cơn giận dữ thì
chiến sĩ hiểu nhân quả xông tới phía trước bằng tất cả tình
thương, sự vô uý và nhận thức sáng suốt rằng việc làm đó là
vì yêu nước, thương dân tộc, bảo vệ hòa bình. Người chiến
sĩ trong trường hợp này có thể mang nghiệp sát về phía bản