162
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
giáo phân tích về giá trị hạt giống ứng xử, hành động con
người trong kiếp quá khứ và có liên hệ đến kiếp sau. Thông
thường, những hạt giống tính cách của con người vào cuối
cuộc đời, trở thành la bàn chỉ dẫn con người tái sinh. Ví dụ:
người bị ngộ độc do một món ăn nào đó, thì khi tái sinh ở
kiếp sau và nhìn thấy món ăn đó không dám ăn mà không lý
giải tại sao không thích dù rất ngon. Bởi vì, món ăn gây ngộ
độc đã trở thành nỗi ám ảnh trong suốt quá trình thân trung
ấm đến khi được tái sinh. Trường hợp này, tần số ám ảnh lớn
đến độ chỉ còn nhớ một việc là món ăn bị ngộ độc nên không
còn nhớ những gì xảy ra xung quanh nữa.
Nếu từng bị phỏng thì khi gặp lửa, nước sôi là sợ liền. Nếu
đã bị đứt tay rất đau, khi thấy dao là run. Bởi vì, ấn tượng khổ
đau trong tâm thức quá lớn nên chi phối đời sống hiện tại và
trong tương lai. Một người với trạng thái còn hận thù thì lòng
hận thù đó sẽ đưa họ tái sinh trở thành con người có tính tình
nóng nảy, ứng xử kiểu giang hồ… là điều rất tự nhiên.
Là người Phật tử, hãy nuôi dưỡng chất liệu buông xả,
nhất là những giờ phút cuối cuộc đời. Nếu người thân còn
chất liệu thù hận trước khi chết phải tìm mọi cách, có thể nhờ
nhà sư đạo cao đức trọng để giúp họ buông xả hạt giống sân
hận. Nếu không, hạt giống sân hận đó sẽ tiếp tục diễn ra ở
đời sau. Do đó, những lận đận, khổ đau trong các mối quan
hệ dễ dàng phát sinh.
Một người có tuệ giác không bao giờ chất chứa những
cơn sân hận. Đặc biệt, cơn giận trong lúc qua đời sẽ trở thành
hận thù, xung đột rất lớn cho kiếp sau với người tương ứng.
Quan sát các loài động vật, thấy độ nhạy cảm của chúng
với nhau. Ví dụ, loài chó có những con nhìn người khác rất
hung dữ, có những con nhìn người nào đó vui mừng, ngoắc
đuôi, nhảy vào lòng… Theo cách lý giải của nhà Phật, do