160
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
để bịt đầu mối, nếu không có sẽ bắt bỏ tù. Cho nên, sự triệt
tiêu đối tượng trong trường hợp này bắt nguồn từ nỗi sợ hãi
bị luật pháp truy tố, trừng trị… Tất cả những nỗi sợ hãi đó
làm anh ta trở thành con người bạo động.
Ba là bắt nguồn từ thái độ độc tôn, loại trừ, chỉ chấp nhận
chính mình. Thường thấy là các học thuyết, chủ nghĩa, tôn
giáo, phái giáo… tất cả những gì thuộc về thần tượng cá nhân
đều liên hệ ít nhiều đến thái độ tạo ra sự sân hận.
Bốn là bắt nguồn từ việc không hiểu bản chất văn hoá của
người khác, không thấy được đa nguyên như là giá trị hỗ trợ
nhau, không thấy tất cả những con đường khác nhau là sự
phong phú trong cuộc đời, là nhu cầu cần thiết cho sự sống
của con người, mà từ sự khác biệt đó lại tỏ thái độ cau có,
bực tức đối với chính mình.
Ngoài ra, sân hận có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân
ngoại cảnh như tình yêu, hoàn cảnh, môi trường… Hoặc những
nguyên nhân nóng nảy do sinh lý như mất ngủ, căng thẳng,
không đáp ứng được với sự thay đổi nhiệt độ, khí hậu, thời
tiết… hay bệnh lý làm cho thái độ chịu đựng bị giảm xuống
cũng gây dễ nổi nóng, kháng cự, phản ứng chống đối…
Theo nhà Phật, không có một nguyên nhân đầu tiên cho
tất cả mọi nguyên nhân còn lại. Tuỳ trường hợp, điều kiện
môi trường mà sân hận xảy ra nặng hay nhẹ, chủ quan hay
khách quan.
Phân tích gốc rễ của sân hận, phải có tầm nhìn rộng về tất
cả những nguyên nhân có thể xảy ra. Không nên quy kết vào
một nguyên nhân nhất định. Vì khi quy kết vào một nguyên
nhân thì sẽ quy kết một chiều, đổ trách nhiệm vào một người
có thể là ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, bạn hay người không
thân… Do đó, đánh mất cơ hội nhìn thấy trách nhiệm hành