158
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
Người có độ nhạy cảm về lời nói, ứng xử, thái độ, việc làm
của người khác nhiều là người chưa được may mắn. Bởi vì, có
những vấn đề người ta nói bâng quơ nhưng cứ tưởng đang ám
chỉ mình, rồi buồn tủi, phân biệt đối xử, cau có bực dọc… Nếu
không có chất liệu buông xả thì sự thù hằn, nội kết trong họ đối
với mối quan hệ với con người bị ách tắc, trở ngại, nhịp cầu nối
kết tình thân giữa hai người bị chặt đứt và khổ đau quấn quýt
đôi bên. Lúc đó, phải tìm hiểu chất liệu động cơ của người khác,
phân tích nguyên nhân tại sao họ có thái độ, lời nói làm mình
không vui. Cũng có thể đặt ra tình huống tích cực nào đó mà đối
phương có thể có hoặc không để giúp tâm dễ dàng tha thứ, bỏ
qua. Nhưng không nên đặt ra tình huống họ cố tình gây ra điều
xấu cho mình. Chính tâm lý tích cực này giúp tháo gỡ nội kết
giữa ta với người trên nền tảng cảm xúc mạnh.
Người có cảm xúc mạnh thường chịu nhiều khổ đau như:
Cười nhiều thì buồn cũng nhiều, cười dễ thì khóc cũng dễ.
Những người như vậy thường có phản ứng rất nhạy cảm.
Thông thường, người nghệ sĩ, ca sĩ có mức độ nhạy cảm bén
hơn người khác vì họ đã từng sống với những ánh đèn mờ,
tràn đầy tiếng vỗ tay, khen ngợi, ca tụng, vinh quang dưới
những thước phim báo chí…
Nên thực tập phương pháp, trong bất cứ tình huống xấu nào
cũng nên nhìn thấy động cơ tốt của người khác để không cất
chứa khó chịu, bực dọc, trầm cảm, bi luỵ… Đó cũng là cách
thức có thể quan niệm như chức năng trị liệu cơn bệnh cảm tính
nhạy bén. Thực ra, khi thực tập nhìn thấy động cơ tốt từ cái xấu
của người khác là đang thương chính mình. Bởi vì, nếu không
thương chính mình, không tháo gỡ, hoá giải nội kết trong tâm
thì tâm lý trầm cảm sẽ thành căn bệnh ung thư của tâm.
Nhạy cảm nhận thức về chuyện xấu, không tốt, cái chưa
hoàn thiện của người khác là cái xấu, có thể mang lại nhiều