VAÁN ÑAÙP VEÀ SAÂN HAÄN
•
153
hay ác tùy thuộc dòng chảy nghiệp lực được gieo trồng trong
quá khứ. Do đó, bản tính hoàn toàn mang tính riêng tư và cá
nhân. Người khi mới sinh ra gắn liền với những điều thiện là
vì quá khứ đã hội tụ những hạt giống lành. Người mới sinh
gắn liền với điều ác là vì đã hội tụ những hạt giống của cái
xấu, cái ác. Vua Tần Thủy Hoàng là kết quả của mối tình
vụng trộm giữa hoàng hậu Triệu Cơ và Lã Bất Vi. Khi mới
lên bảy tuổi, ông đã biết làm việc tội lỗi, làm nhiều người
đau khổ là vì trong quá khứ ông ta đã từng gieo hạt giống
khổ đau, và hạt giống xấu ác đó vẫn được tiếp nối trong hiện
tại. Do đó, khẳng định bản tính con người vốn thiện hay ác
là điều khó chấp nhận.
Học thuyết nhà Phật cho đó là nhân duyên, mà nhân duyên
tuỳ thuộc vào điều kiện. Khi gặp điều kiện tốt, hạt giống có thể
làm con người trở thành tốt và ngược lại. Là người theo Phật,
phải lý giải tất cả vấn đề trên bình diện duyên khởi, tương tác
và phụ thuộc lẫn nhau. Miễn sao đặt ra được tình huống nếu áp
dụng thích hợp thì sẽ có an vui, ngược lại thì bị khổ đau. Trong
trường hợp đó, phải chọn con đường áp dụng hợp lý. Nghĩa là,
không xem tính nóng nảy, sân giận như định mệnh, bản tính
không thể thay đổi. Sẽ sai lầm nếu nói, tính của tôi như thế,
ông, bà hay anh, chị chịu hay không thì tùy. Đồng ý thì hợp tác,
không thì ra đi. Ứng xử vậy là đối xử phũ phàng với lương tâm,
đạo đức vốn có, là phản bội lại với Phật tính vốn có, đồng thời
cũng quay lưng lại với tất cả những điều kiện tốt có thể trở thành
người rất dễ thương, gần gũi.
Nếu xã hội có những con người dễ thương, dễ mến thì tin
chắc rằng mình cũng có thể trở thành những người như vậy.
Đức Phật, các vị A la hán, Thánh tăng, những nhân vật lương
thiện đã trở thành những người như vậy. Cho nên phải tin, thực
tập và hành trì đạo đức thì ai cũng sẽ trở thành những người
hoàn hảo. Cách suy luận, so sánh như vậy làm con người không