CHUYỂN HÓA SÂN HẬN - Trang 92

86

CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN

đau cho mình. Con người thường có khuynh hướng ôm lòng

sân dính liền với nạn nhân. Lẽ ra, cần phải phóng thích để

hóa giải gốc rễ khổ đau cũng như những nguyên nhân không

lý giải hết được. Ôm nỗi khổ niềm đau của người khác vào

lòng thiếu phương pháp sẽ làm cho nỗi khổ niềm đau được

lan truyền, mở rộng.

ĐỪNG NUÔI “GIẬN” QUÁ MỘT NGÀY

Tổ Trung Hoa dạy một câu rất ấn tượng, “Tăng hận bất

quá nhật” như lời tâm niệm chuyển hóa lòng sân hận. Nghĩa

là, người xuất gia nếu có sân giận, khó chịu, nổi nóng với bất

cứ ai, trong bất kỳ tình huống nào, với sự kiện gì thì đừng

bao giờ nuôi giữ quá một ngày. Tức là, vẫn thông cảm với

cơn giận nhưng không để sân giận trong lòng lâu. Biết rằng,

phàm phu thì nổi nóng là chuyện bình thường. Cho nên, hãy

thông cảm với họ. Nhưng phải ý thức rằng nổi nóng là sai

lầm, đừng nhiệt tình nuôi nó bằng thực phẩm cảm xúc hơn

một ngày. Nuôi dưỡng lòng sân hận không có lợi ích gì cả.

Người khôn ngoan phải ứng xử với bốn tiêu chí nêu trên

mới chuyển hóa được cảm xúc sân hận trong trường hợp

trung gian bảo vệ người thiệt thòi hoặc bảo hộ chính mình.

Để hỗ trợ những chân lý tháo gỡ tận cùng gốc rễ bế tắc

mà đức Phật trình bày, Ngài đưa ra các dụ ngôn chuyển hóa

dưới hai góc độ. Một là, lấy giá trị của ức niệm, tức là ghi

nhớ nhận thức lời Phật dạy. Hai là, lấy hệ giá trị của ý thức

trong phương diện ứng dụng làm nền tảng để đối chiếu và so

sánh tác hại của sân. Lúc đó, hành giả sẽ từ bỏ lòng sân một

cách rất dễ dàng. Đức Phật nâng cao vai trò của ý thức và tuệ

giác trong tiến trình nhận diện nỗi khổ niềm đau.

Đức Phật dạy rằng, có một số Tỳ kheo rất thuần thục

trong con đường tu tập. Khi mới vào chùa, các vị này vẫn còn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.