CHUYỂN HÓA SÂN HẬN - Trang 98

92

CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN

không nên vội vàng kết luận đức tính ôn hòa, nhu thuận,

hiền thục của nhân vật có giá trị tuyệt đối. Bởi vì, cá tính

con người có thể bị biến thiên, thay đổi theo điều kiện. Khi

môi trường hoàn cảnh thuận lợi, đời sống cơm no áo ấm, đối

tượng giao tế và cộng sự luôn luôn ăn ý thì lòng sân hận ít có

cơ hội biểu hiện. Điều đó vẫn chưa đủ để xác định giá trị tĩnh

tại, an lạc của con người.

Lòng sân hận của con người có thể tồn tại dưới hai tầng nổi

và chìm. Tầng nổi có hình dạng gồ ghề, gò mối, dây leo… và

dễ dàng khắc phục được. Đôi lúc, nhờ sự mặc cảm và giữ uy

tín trong giao tế mà không thể ứng xử quá thô bạo. Cho nên,

nhiều người ức chế lòng sân dù bực tức, giận dỗi nhưng vì phải

thể hiện là người cao thượng, người lớn, người biết lẽ phải nên

vẫn phải nở nụ cười ôn hòa để được những lời khen tặng. Ứng

xử với mục tiêu ngoại giao chỉ chiến thắng được lòng sân hận

ở bề nổi. Thực chất, lòng sân hận ở tầng chìm, sâu trong tâm

thức vẫn âm ỉ, tồn tại. Trong tình huống mất kiểm soát trước sự

chọc tức khác thì lòng sân sẽ xuất hiện. Lúc đó mới thấy được

bản chất thật của dòng cảm xúc sân hận vẫn chưa được chuyển

hóa trọn vẹn.

Điều chính yếu đức Phật muốn dạy trong bài kinh này

là, chuyển hóa lòng sân hận ở chiều sâu trong tâm thức.

Khi lòng sân hận vi tế được lắng dịu hoàn toàn thì không có

những phản ứng nổi cáu. Phải nỗ lực chuyển hóa sân hận tận

gốc rễ thì mới đạt được kết quả.

PHÓNG THÍCH CƠN GIẬN

Theo nhà Phật, không nên đè nén cơn giận vì cơn giận

sẽ bị biến dạng thành nhiều hình thức rất nguy hiểm như

nêu trên. Rõ ràng, cần phải phóng thích cơn giận nhưng

phóng thích bằng cách nào? Việc Phóng thích nỗi khổ đau

và sân hận là nhu cầu tinh thần giống nhu cầu ăn uống, hít

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.