9
Lời nói đầu
ghi là dịch từ bản văn nào, nhưng căn cứ nội
dung thì theo rất sát với bản văn bạch thoại
của Hoàng Trí Hải.
Như vậy, cả 3 bản Việt dịch hiện có đều dựa
theo bản văn bạch thoại là chính. Bản bạch
thoại có ưu điểm là dễ đọc dễ hiểu đối với người
thời nay, nhưng lại có nhược điểm là thỉnh
thoảng không tránh khỏi những chỗ được diễn
dịch chủ quan theo ý người chuyển văn, từ đó
làm sai lệch đi phần nào ý tứ trong nguyên tác.
Lấy ví dụ, trong cổ bản khi nói về đức khiêm
tốn và việc làm thiện tích đức có chỗ chép như
sau: “
須念念謙虛,塵塵方便
” (tu niệm niệm
khiêm hư, trần trần phương tiện...)
Bản bạch thoại của Hoàng Trí Hải diễn ý
9 chữ này thành ra: “
必須在每一個念頭上,
都要謙虛;即使碰到像灰塵一樣極小的事
情,也要使旁人方便
” (tất tu tại mỗi nhất cá
niệm đầu thượng, đô yếu khiêm hư, tức sử bánh
đáo tượng hôi trần nhất dạng cực tiểu đích sự
tình, dã yếu sử bàng nhân phương tiện...)
Căn cứ vào sự diễn ý của bản văn bạch thoại,
bản Việt dịch của Vạn Phật Thánh Thành dịch