Chuyển họa thành phúc
10
là: “ý nghĩ nào cũng phải khiêm tốn, việc làm
nào cũng tạo phương tiện cho người khác, dù
là chuyện nhỏ như hạt bụi, cũng hết lòng mà
cống hiến...”
Bản của Tuệ Châu Bùi Dư Long dịch là:
“thường tự nhắc nhở lấy mình cần phải khiêm
hư nhún nhường dù có chuyện thật nhỏ nhặt, đối
với mọi người cũng phải để ý cư xử nhũn nhặn...”
Và bản của Trần Tuấn Mẫn dịch là: “trong
mỗi ý nghĩ đều phải giữ khiêm tốn; dù có gặp
phải những việc thật nhỏ như tro bụi cũng
muốn làm cho người khác được thuận lợi...”
Điểm chung của cả ba bản dịch trên là đều
hiểu 2 chữ “trần trần” (
塵塵
) theo bản bạch
thoại, là “
像灰塵一樣極小
” (tượng hôi trần nhất
dạng cực tiểu), và do đó đều dịch là “nhỏ như hạt
bụi”, “thật nhỏ nhặt”, “nhỏ như tro bụi”...
Nhưng thật ra trong văn cổ dùng 2 chữ
“trần trần” (
塵塵
) ở đây không hề có nghĩa là
“hạt bụi nhỏ”, mà hàm ý là số lượng rất nhiều,
hay nói theo cách thường gặp hơn là vô số,
vô lượng... Do đó, câu trên phải được hiểu là:
“luôn luôn giữ lòng khiêm hạ nhún nhường,
vận dụng khéo léo vô số phương tiện...”