đến trung châu sông Hồng lập thanh thế dưới triều Lý Trần, còn giữ lại
một tước vương trên bia 1470 của người con gái lập (Văn khắc Hán
nôm Việt Nam, H. 1993, tr. 155), cuối cùng làm vua Đại Việt. Ngay cả
tên các người lãnh đạo có khi cũng được chỉ định, hình như bằng
nhiệm vụ do vị trí được tôn cử mà ra (phụ đạo?), như các tên Đạo
Miện (1435), Đạo Quỳnh, Đạo Quỹ (1436-1437)... Con Cầm Quý là
Đạo Mộ, Đạo Muộn, nhưng con Đạo Quỹ lại được giữ là Đạo Xa,
chứng tỏ Cầm Quý không phải thuộc triều đình Việt. Những tộc người
mạnh như tộc Thái, có mặt lâu đời và phát triển bền vững đến ngày
nay, nên sự suy đoán về những nhân vật lịch sử liên quan đến các triều
đại Việt là thuộc tộc đó cũng có chút căn cứ, còn ngoài ra chỉ có thể
hiểu một cách mơ hồ rằng họ thuộc người thiểu số, căn cứ vào vị trí
xuất hiện của họ nằm ngoài vòng kiểm soát trực tiếp của vua quan
Thăng Long. Trên vùng đó họ tranh chấp lẫn nhau, kẻ yếu thế kêu cầu
Thăng Long giúp đỡ, thành thử biên giới gọi là Trung-Việt rốt lại chỉ
là lằn ranh đất đai của hai hay nhiều bộ tộc, xê xích thay đổi theo với
quyền lực địa phương khi chưa có bên ngoài chen vào.
Bởi vì lại phải nói một điều vốn là hiển nhiên nhưng cứ bị phủ
nhận, là Lý Trần không có toàn quyền trên lãnh địa như người ta đã vẽ
ngày nay (hay cho là chỉ thu lại chút xíu, chứ không phải đúng thật chỉ
quanh quẩn vùng đồng bằng, lúc đầu còn hẹp sau mới bung dần ra).
Tiến trình thành lập Đại Việt trong thời Lý Trần, ngoài phần bành
trướng về nam, còn thì chỉ là sự ghép dần lại những mảnh vỡ của phủ
Đô hộ An Nam tan rã. Tổ chức toàn vùng được gọi là “đạo” (Đinh
Lê), là “lộ” (Lý) chỉ là “đổi mới”, chuyển tiếp “hiện đại hóa” cho kịp
theo với Đường Tống mà thôi. Điều đó chỉ làm khổ cho người đời sau
cả tin để tính ra với 10 đạo thì quân số của Đinh Lê phải tới một triệu
người! Và ông Đào Duy Anh trong Đất nước Việt Nam qua các đời,
ông Hà Văn Tấn khi chú thích Dư địa chí (in lại trong Nguyễn Trãi
toàn tập tân biên), cứ ráng tìm xem đó là những đạo nào, lộ nào, và
làm sao cho đủ 24 lộ của Lý! Không phải ngẫu nhiên mà danh xưng